Kiến là loài côn trùng sống thành những tập đoàn lớn với số lượng lên đến cả triệu con. Sự xuất hiện của ổ kiến trong gia đình sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Vòng đời của kiến phát triển như thế nào? Làm cách nào để ngăn chặn chúng xâm nhập vào nhà? Câu trả lời sẽ có ở bài dưới đây.
1. Sự phân cấp trong tổ kiến

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Leicester (Anh) phát hiện loài kiến cũng có "phân cấp địa vị" xã hội.
Theo đó, tổ chức xã hội của loài kiến được phân công theo hình thức kiến chúa, kiến thợ và kiến lính. Trong đó, kiến chúa là kẻ sáng lập và lãnh đạo thuộc địa. Chức năng chính của kiến chúa là làm tăng dân số thuộc địa bằng cách đẻ hàng ngàn quả trứng;
Những con kiến thợ, chưa có cơ quan phát triển sinh sản hoàn thiện, sẽ nhận nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, nuôi kiến con. Ngoài ra, chúng còn phải bảo vệ tổ và bảo vệ kiến chúa nếu có sự tấn công. Đây cũng là nhóm “lao động” chăm chỉ nhất trong mỗi tổ kiến.
Kiến lính có nhiệm vụ bảo vệ cho toàn bộ tổ kiến. Chúng ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của các loài côn trùng khác.
2. Tuổi thọ của kiến

Kiến là loài công trùng thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Người ta thống kê được rằng trên toàn thế giới có khoảng 12.500 loài kiến, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Cơ thể của kiến cũng giống như các côn trùng khác, thường gồm 1 khung xương ngoài che chở toàn bộ cơ thể, 1 bộ phận liên kết có nhiệm vụ kết nối các cơ. Kiến không có phổi, lượng oxy cùng có được trao đổi qua lại thông qua các lỗ thông bé xíu ở khung xương ngoài, hay còn gọi là lỗ thở.
Tuổi thọ của kiến tùy thuộc vào từng loài và môi trường sống của chúng. Vì vậy mà tuổi thọ của mỗi loài sẽ có khác nhau. Kiến có thể phát triển, tồn tại trong 1 thời gian khá dài. Kiến chúa có tuổi thọ lên đến 30 năm, trong khi kiến thợ thì tầm khoảng 1 – 3 năm. Riêng con đực thì có tuổi thọ rất ngắn ngủi, tầm 1 vài tuần.
3. Vòng đời phát triển của kiến

Kiến có vòng đời “biến thái hoàn toàn” và phải trải qua các giai đoạn như trứng -> ấu trùng -> cá thể nhộng -> Kiến trưởng thành.
Giai đoạn trứng kiến: Sau khi thụ thai thành công, kiến chúa tìm một nơi thích hợp để đẻ trứng. Trứng kiến rất nhỏ, có màu trắng. Trứng nở sau 1-2 tuần.
Giai đoạn ấu trùng: Sau một thời gian nằm trong trứng, chúng sẽ chui ra từ lớp vỏ bọc và bắt đầu sự sống đầu tiên. Bề ngoài của ấu trùng trông giống một chút giun đất và có màu trắng trong, theo thời gian sẽ chuyển dần sang màu trắng đục, nó không có chân, phần đầu khá nhỏ.
Ấu trùng sẽ được các con kiến thợ cho ăn bằng cách nuốt thức ăn vào bụng, thức ăn đi vào ruột hợp cùng các enzym, cuối cùng chúng truyền cho ấu trùng thông qua đường hậu môn đến miệng của ấu trùng.
Sau một thời gian được chăm sóc chúng dần hình thành các bộ phận của một chú kiến trưởng thành như chân, đầu, râu,…
Giai đoạn nhộng: Sau lần lột da cuối cùng, ấu trùng hóa nhộng. Ở giai đoạn này nhộng kiến sẽ bất động từ 2-3 tuần không ăn không uống. Chúng sẽ nằm yên để phát triển hoàn thành giai đoạn nhộng. Một số loài kiến khác nhau còn bọc mình trong một chiếc kén để phát triển.

Giai đoạn kiến trưởng thành: Sau một thời gian phát triển, kiến trưởng thành phá hủy lớp vỏ và chui ra ngoài, lúc này chúng có màu đục hơn, các bộ phận đầy đủ và sẵn sàng bước những bước đi đầu tiên.
Kiến trưởng thành sẽ trở thành 3 loại: kiến đực, kiến thợ và kiến cánh (sau này là kiến chúa). Số phận của những con kiến đã được quyết định từ trong trứng.
+ Trứng nếu được thụ tinh từ kiến đực thì khi nở ra sẽ là kiến cái và kiến chúa non tơ.
+ Trứng nếu không được thụ tinh từ kiến đực sẽ trở thành kiến đực và kiến lính.
Xem thêm:
4. Các cách phòng trừ, diệt kiến hiệu quả
Kiến tuy là con vật nhỏ bé nhưng nó có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người, do kiến mang trên mình những tác nhân gây bệnh như tiêu chảy, đậu mùa và rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh khác.
Ngoài ra, có rất nhiều loại kiến có nọc độc nguy hiểm, các nọc độc này sẽ gây ra mẩn ngứa và có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đặc biệt ở một số người mẫn cảm. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe củ bạn và những người thân trong gia đình bạn cần có biện phòng trừ và tiêu diệt kiến. Sau đây, chúng tôi sẽ gọi ý cho các bạn một số cách phòng trừ, diệt kiến hiệu quả.

Sử dụng chanh để đuổi kiến: Pha loãng nước cốt chanh với nước. Sau đó cho vào bình xịt vào tổ kiến, tính axit sẽ làm cho kiến trở nên hỗn loạn, dời tổ đi nơi khác để sinh sống. Hoặc mỗi lần lau sàn nhà bạn chỉ cho một ít nước cốt chanh với nước dùng lau nhà, chắc chắn nhà bạn sẽ hết kiến và côn trùng khác.
Sử dụng giấm tiêu diệt kiến: Công dụng của giấm là làm hại khứu giác và phá hủy pheromone của loài kiến. Trộn đều 2 phần giấm với 1 phần nước, cho vào bình xịt và xịt vào tổ kiến hoặc cũng có thể xịt xung quanh nhà để ngăn kiến xâm nhập vào nhà.
Xua đuổi kiến bằng tiêu: Kiến rất sợ tiêu, chỉ cần rắc một ít tiêu lên kệ bếp hoặc những nơi kiến trú ngụ bạn sẽ nhanh chóng thấy chúng tan tác.
Sử dụng phấn để diệt kiến: Các chất trong bột phấn sẽ phá vỡ pheromone của côn trùng - những dấu hiệu mùi hương mà kiến sử dụng để giao tiếp với các thành viên khác trong “lãnh thổ” của nó.
Sử dụng ớt bột: Sử dụng ớt bột rải lên đường đi của kiến, cách làm này đơn giản mà rất hiệu quả nhé. Mùi cay của ớt bột sẽ khiến kiến tự di tản ngay tức khắc.
Lắp cửa lưới chống muỗi: Để ngăn chặn kiến vào nhà làm tổ bạn nên lắp cửa lưới chống muỗi. Sản phẩm này được thiết kế với các ô lưới li ti, kiến sẽ không thể nào vào nhà được. Sản phẩm không những ngăn được kiến vào nhà mà còn ngăn được nhiều loài côn trùng khác.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn biết được vòng đời của kiến và cách ngăn chặn kiến hiệu quả. Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn nhé!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Email: info@gianphoihoaphat.vn
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/