Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương thần kinh vĩnh viễn, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Phương pháp phòng ngừa viêm não Nhật Bản hiệu quả? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?


Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại vi rút thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Các vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản này gây tổn thương não, để lại nhiều di chứng thần kinh, có thể dẫn đến tử vong cao. Bệnh viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua vết đốt của muỗi truyền bệnh.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.
2. Nguyên nhân gây ra viêm não Nhật Bản

Nguyên nhân viêm não Nhật Bản chủ yếu là do vi rút thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Vi rút gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Theo đó, muỗi sẽ bị nhiễm vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh như lợn, trâu bò, ngựa,… sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt (muỗi Culex).
Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Bệnh viêm não Nhật Bản không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người thân mắc bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
3. Các thể của viêm não Nhật Bản
Hầu hết người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản ở thể ẩn: Nghĩa là không có triệu chứng lâm sàng. Cứ 1 bệnh nhân có triệu chứng điển hình thì có tới 200 - 300 bệnh nhân thể ẩn.
Thể nhẹ: Bệnh nhân có sốt, nhức đầu, nôn, không có triệu chứng đặc hiệu.
Thể màng não: bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, dấu hiệu màng não, có thể bị rối loạn ý thức nhẹ.
Thể tủy sống: bệnh nhân có sốt, sau đó liệt mềm, liệt không đồng đều, liệt ở chân nặng hơn tay, rối loạn tri giác và xuất hiện hội chứng viêm não sau đó.
Thể điển hình: thời gian ủ bệnh từ 5 - 15 ngày, bệnh nhân có thể sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm long đường hô hấp, ho, chảy máu cam...
4. Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn của viêm não Nhật Bản
Sau khi vi rút viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người, lúc này não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra theo từng giai đoạn, như sau:

4.1 Giai đoạn ủ bệnh viêm não Nhật Bản
Thông thường, giai đoạn ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 5 – 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh không có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào cả.
4.2 Giai đoạn khởi phát bệnh viêm não Nhật Bản
Sau quá trình ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản bắt đầu tấn công vào mạch máu não và gây ra hiện tượng phù não. Ở giai đoạn khởi phát này, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sốt cao 39 – 40 độ C, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Đặc biệt, trong 1 – 2 ngày đầu của giai đoạn này, bệnh nhân có thể gặp những dấu hiệu như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức. Đối với trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh này thường sẽ xuất hiện những triệu chứng đau bụng, nôn và đi lỏng.
4.3 Giai đoạn toàn phát của bệnh viêm não Nhật Bản
Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày 6 – 7 của bệnh, bệnh nhân viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát. Đây là giai đoạn xuất hiện những triệu chứng vô cùng nguy hiểm gây tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú.
Sang ngày thứ 3 – 4 của bệnh, bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng rối loạn nhịp thở.
4.4 Giai đoạn lui bệnh viêm não Nhật Bản
Sang tuần hai, nhiệt độ cơ thể giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không có tình trạng bội nhiễm. Cùng với nhiệt độ giảm, hội chứng não - màng não, rối loạn thần kinh thực vật cũng mất dần.
5. Viêm não Nhật Bản đã có thuốc, phương pháp điều trị chưa?
Hiện nay, bệnh viêm màng não Nhật Bản chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu nào cả, ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Chính vì vậy khi bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỉ lệ tử vong cao và di chứng về thần kinh sau này.
Hiện việc chữa trị chỉ có thể áp dụng vào những triệu chứng có thể xảy ra, như sau:
Chống phù não: Bác sĩ sẽ truyền dịch ưu trương hoặc sử dụng Corticoid trong trường hợp phù não nặng và bị co giật.
Chống co giật: Sử dụng thuốc Seduxen bằng kỹ thuật Sonde hoặc tiêm vào bắp thịt hay tĩnh mạch là những cách có thể chống co giật hiệu quả.
Hạ sốt: Khi bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh nhân sẽ bị sốt cao từ 39 – 40 độ C. Để người bệnh nhanh chóng hạ sốt và giảm nhiệt độ cho cơ thể bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc hạ sốt. Ngoài ra, cần phải cởi bớt quần áo ra và chườm đá vào những vùng như cổ, nách hay bẹn,… cho bệnh nhân.
Ngăn ngừa bội nhiễm: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh thích hợp để giúp ngăn ngừa bội nhiễm.
6. Phương pháp phòng chống viêm não Nhật Bản
Như chúng tôi cũng đã đề cập ở phía trên, viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản được áp dụng phổ biến hiện nay là tiêm vắc xin.

6.1 Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Trên thị trường hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml.
- Vắc xin Jevax 1ml là vắc xin bất hoạt, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến dưới 15 tuổi theo phác đồ:
Mũi 1: khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
Mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: sau khi tiêm mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.
Sau đó nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho đến 15 tuổi.
- Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev: là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Vắc xin được chỉ định phòng ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên:
9 tháng - 18 tuổi: 2 liều cách nhau 12 - 24 tháng
6.2 Các phương pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản khác
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi.
+ Nên cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nhớ ăn chín, uống sôi
+ Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh viêm não Nhật Bản cũng như có các biện pháp phòng muỗi đốt hiệu quả bằng cách lắp cửa lưới chống muỗi ngăn muỗi xâm nhập vào nhà. Nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp cửa lưới chống muỗi hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Hiện này luoihoaphat.vn đang cung cấp rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi để quý khách có thể tham khảo như:
-
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
-
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
-
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
-
Cửa lưới chống muỗi cố định
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/
Xem thêm: