Ruồi là một trong những loài côn trùng mà chúng ta có thể bắt gặp khắp mọi nơi.Chúng bâu lấy thức ăn và truyền những căn bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, hiểu được đặc điểm, thói quen hoạt động của nó sẽ giúp ích phần nào trong việc tiêu diệt chúng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ về tuổi thọ của ruồi và vòng đời phát triển của nó.
1. Tuổi thọ của ruồi là bao lâu?

Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera, chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối.
Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh ngoại ký sinh. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết. Một số loài còn hút máu để sinh tồn nhưng cũng có những loài ruồi giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn, chúng là những loài ăn phấn hoa hoặc mật.
Tuổi thọ của ruồi tồn tại trung bình trong khoảng 28 ngày (tùy theo từng loại ruồi). Trong đó, con số này là tính cả giai đoạn phát triển của chúng từ khi ở trong trứng. Như vậy có nghĩa là, một con ruồi trưởng thành chỉ có thể sống trong vòng 14 ngày.
Tuy thời gian sống của ruồi trưởng thành khá ngắn nhưng do chúng có tốc độ sinh sản nhanh nên đã gây ra rất nhiều tác động xấu đến cuộc sống của con người.
2. Vòng đời phát triển của ruồi
Vòng đời phát triển của ruồi trải qua 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành. Mỗi giai đoạn tồn tại ở những khoảng thời gian khác nhau.

Xem thêm:
2.1 Giai đoạn trứng ruồi
Ruồi cái sau khi được thụ tinh, nó sẽ tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Trung bình, một con ruồi cái có thể đẻ 500 trứng trong đời, mỗi lần từ 75 – 150 trứng. Trứng ruồi có màu trắng đục và dài khoảng 1.2 mm, nở thành ấu trùng chỉ trong vòng 1 ngày.
2.2 Giai đoạn ấu trùng (giòi)
Sau khi trứng nở, lúc này được gọi là ấu trùng, kích thước của ấu trùng khoảng 3-9 mm tùy vào thời điểm. Sau khi chui ra từ trứng, ấu trùng sẽ ăn các chất hữu cơ xung quanh, hấp thụ protein và dưỡng chất, sau đó tiến hành lột da 2 lần trước khi tiến hóa thành nhộng.
2.3 Giai đoạn nhộng
Sau khoảng 2 tuần – 1 tháng, ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng. Những con nhộng sẽ có hình trụ, đầu tròn và dài khoảng 1.2 mm. Ban đầu, chúng có màu vàng nhạt, sau đó sẫm dần và thành nâu đỏ.
Giai đoạn chuyển giao từ nhộng sang ruồi trưởng thành có thể chỉ từ 2 – 6 ngày nếu trong nhiệt độ lý tưởng, 20 ngày nếu thời tiết xấu.
2.4 Giai đoạn ruồi trưởng thành
Khi đã kết thúc quá trình nhộng, con ruồi sẽ đục lớp vỏ và chui ra ngoài. Ruồi trưởng thành có kích thước trung bình 5-8 mm. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông.
Ruồi đực mất 16 giờ để phát triển đầy đủ, còn ruồi cái thì cần đến 24 giờ để trưởng thành và chuẩn bị cho việc sinh sản.
3. Một số loại ruồi thường gặp
Ruồi có rất nhiều chủng loại khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số loài ruồi thường gặp nhất hiện nay.
3.1 Ruồi nhà (Musca domestica)

Ruồi nhà là một trong những loài ruồi phổ biến nhất. Chúng sinh sản trên rác, phân, thức ăn thối rữa và hư hỏng và đây cũng là nguồn thức ăn của chúng. Vì thế chúng mang nhiều vi khuẩn, nấm, virus và sau đó lây lan các mầm bệnh này bằng cách làm ô nhiễm thức ăn và nước uống.
Đặc điểm của ruồi nhà là nó có màu xám tối, 4 sọc tối ở sau đầu, kích thước khoảng 6 mm
3.2 Ruồi nhặng (Nhặng xanh - Calliphora vomitoria)

Tên nhặng xanh bắt nguồn từ màu màu sắc óng ánh của chúng gần với màu xanh. Thức ăn chính của chúng là thịt, động vật chết, phân của động vật, rau quả thối rữa.
Nhặng xanh thường chọn sinh sản trong những thực phẩm có gốc thịt. Trứng nở từ 0 đến 18 tiếng, một phần trứng có thể phát triển ngay từ khi còn ở trong bụng ruồi cái. Nhặng xanh khi trưởng thành thường có kích thước: 10 – 15 mm.
3.3 Ruồi cát (Spiriverpa Lunulata)

Ruồi cát thường xuất hiện theo mùa chứ không phải hầu hết thời gian trong năm. Ruồi cát xuất hiện khoảng từ tháng Tư đến tháng Chín.
Ruồi cát thường sống gần các khu vực bờ sông có nhiều cát, ưa thích không gian ngoài trời. Ruồi cát cái thường đẻ trứng trong các vùng đất ẩm ướt hoặc trong nước. Một con trưởng thành có thể dài khoảng 11mmm. Thân ruồi cát có màu xám nhạt với đôi mắt màu đồng. Chân ruồi có màu nâu đỏ sẫm.
3.4 Ruồi trái cây (Drosophila species)
Ruồi trái cây hay còn gọi là ruồi giấm, chúng thường xuất hiện xung quanh những khu vực có chất hữu cơ lên men trong quán rượu, các loại trái cây, vườn trái cây, chậu rau, nhà máy bia,…
Loài ruồi giấm phổ biến tấn công và đâm thủng lớp vỏ của trái cây chín nẫu và rau quả để đẻ trứng và ăn. Đặc điểm của ruồi trái cây là dài 3 – 4mm, có màu nâu vàng hay có vằn. Bụng hạ xuống thấp khi bay.
3.5 Ruồi cống (Psychodidae)

Ruồi cống (ruồi cánh bướm) thường đậu vào bề mặt tường nhà tắm, gần nắp cống thoát nước hoặc nơi chúng sinh sản. Ruồi cống thường có màu hơi nâu hoặc nâu, lông che phủ phần thân và cánh. Kích thước của ruồi công khi trưởng thành là 2.5 mm.
Loài ruồi này cũng có khả năng lan truyền những căn bệnh nguy hiểm, độc hại sang con người. Hơn nữa khi chúng đậu vào thức ăn sẽ rất dơ bẩn do môi trường sống của chúng ở khu vực cống rãnh.
3.6 Ruồi trâu

Ruồi trâu là một loài gây hại cho cả con người và gia súc. Những vết cắn không ngừng của ruồi cái có thể dẫn đến giảm cân ở một số loài vật. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau đối với con người
Ruồi trâu trưởng thành có thể dài đến 25 mm. Chúng có màu đen đến nâu sẫm có mắt xanh lá cây hay đen.
4. Tác hại của loài ruồi như thế nào?
Ruồi là côn trùng lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như thương hàn, tả, lỵ trực trùng, lao, ... bệnh vi rút đậu mùa, viêm gan, bại liệt, mắt hột, ngứa mắt, các bệnh về đường tiêu hóa,… Bởi đặc tính của ruồi là thường kiếm thức ăn ở những bãi rác, những khu vực bẩn. Sau đó thì chúng đậu vào thức ăn, nước uống của người. Vì vậy, mà con người rất dễ bị nhiễm bệnh.
Không chỉ là trung gian truyền bệnh cho con người mà nó còn gây khó chịu cho con người khi làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi không chỉ làm bẩn nhà cửa, đồ đạc mà sự có mặt của chúng còn là dấu hiệu của điều kiện môi trường, khu vực sinh sống mất vệ sinh, đặc biệt là mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Một số phương pháp chống ruồi đơn giản, hiệu quả
Để ngăn ngừa các dịch bệnh do ruồi gây ra bạn có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản, hiệu quả sau đây.

+ Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhằm làm mất hoặc giảm đi nơi đẻ trứng của loài ruồi. Nếu chăn nuôi, cần có rãnh thoát nước, nền sàn nên làm bê tông, rửa sạch chuồng trại gia súc, gia cầm hàng ngày.
+ Luôn ngủ mắc màn để không phải tiếp xúc với ruồi trực tiếp.
+ Ngăn không cho ruồi tiếp xúc với nguồn nước uống, thức ăn, vật dụng trong nhà bếp. Thức ăn lúc nào cũng phải được che đậy kỹ càng.
+ Ruồi chỉ hoạt động trong ánh sáng nên nếu muốn hạn chế mọi người có thể tắt điện hoặc làm cho phòng tối để không còn ruồi trong phòng và có thể nghỉ ngơi.
+ Để ngăn chặn côn trùng nói chung và các loại ruồi nói riêng, các bạn có thể sử dụng các loại đèn bẫy côn trùng hiệu quả. Các loại đèn bẫy sử dụng công nghệ tia cực tím thu hút các loài côn trùng, tiêu diệt chúng mà không để lại các mảnh xác rơi vãi.
+ Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng bình phun thuốc côn trùng để hạn chế và làm ruồi tránh xa gia đình bạn. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng loại thuốc chất lượng không ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
+ Lắp cửa lưới chống muỗi là một giải pháp mang lại hiệu quả nhất. Với khung nhôm chịu lực kết hợp với lớp lưới chống muỗi inox hoặc sợi thủy tinh. Bất kỳ một con ruồi nào cũng không thể bay qua để tiến vào nhà của bạn. Nguyên liệu thân thiện môi trường, không gây bất cứ ảnh hưởng có hại nào đến sức khỏe của con người.
Như vậy là chúng tôi vừa cung cấp đến các bạn một số thông tin liên quan đền ruồi. Hy vọng thông qua những chia sẽ này sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích về loài ruồi cũng như có biện pháp tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt các sản phẩm cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/