Muỗi là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của con người, không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại muỗi, trong số đó có 3 loại muỗi rất nguy hiểm và thường xuyên xuất hiện. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là các loại muỗi nào để có những biến pháp tiêu diệt chúng nhé!
1. Thông tin cơ bản về muỗi

Muỗi thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, thuộc bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh cứng, một cái vòi dài dùng để hút thức ăn, thân mỏng và chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, nặng trung bình khoảng 2-2,5 mg và có thể bay với tốc độ 1,5-2,5 km/h. Khoa học cũng đã chứng muỗi cái hút máu người để bổ sung protein nuôi dưỡng trứng còn muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, chỉ dinh dưỡng bằng hút nhựa cây và hoa quả.
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng trên mặt nước, mất khoảng 2-3 ngày để trứng nở thành ấu trùng (bọ gậy). Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi. Những con muỗi này sẽ hoạt động trên mặt nước đến khi chúng đủ cứng cáp để bay đi. Muỗi trưởng thành sẽ có đầy đủ các bộ phận như: đầu, ngực, bụng, cánh, đôi mắt kép và râu.
Tuy nhiên, muỗi có tuổi thọ khá ngắn, muỗi cái có thể sống khoảng 20 ngày, còn muỗi đực có thể sống khoảng 10-15 ngày. Muỗi cái đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần, mỗi lần đẻ khoảng 100-400 trứng.
2. Các loại muỗi hiện có tại Việt Nam - Loại nào gây bệnh nguy hiểm?
Muỗi có những loại chỉ cắn và để lại những vết sưng tấy hoặc ngứa ngáy khó chịu vài ngày. Song có những loại khi cắn sẽ mang theo các loại virus gây truyền nhiễm cho người. Sau đây là 3 loại muỗi rất nguy hiểm và thường xuyên xuất hiện tại Việt Nam.
2.1 Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn)


Muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn là loài nguy hiểm nhất, nó chính là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người.
Muỗi Aedes aegypti có màu đen sẫm, trên thân và chân có những đốm trắng, dài khoảng 4 đến 7mm. Con cái lớn hơn con đực và có thể được phân biệt bằng những vòi có vảy bạc hoặc trắng.
Muỗi vằn rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà gần người. Chúng sinh sống ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, đồ dùng gia đình, trên các lọ hoa, không có con muỗi nào đậu trên vách tường. Muỗi thường hoạt động đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối.
2.2 Muỗi Anopheles


Là một trong các loại muỗi ở Việt Nam xuất hiện nhiều nhất. Muỗi Anopheles thường được biết đến là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chúng ta có thể phân biệt loài muỗi này với hình dáng có vệt màu xanh xám và sậm màu trên cánh đối với những con muỗi trưởng thành.
2.3 Muỗi Culex


Muỗi Culex là tác nhân truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Chúng có vảy màu nâu ở cánh, mình, ngực và chân, màu tối. Quá trình sinh trưởng của chúng cũng tương tự với Anopheles, chủ yếu sinh trưởng và sinh sản ở các vùng nước đọng, nước tù ô nhiễm như chum vại, sông ngòi, kênh rạch hay các cống rãnh và đường ống nước thải vỡ. Chúng cũng thường đi đốt vào ban đêm.
Xem thêm:
3. Một số phương pháp cơ bản phòng ngừa, chống muỗi hiệu quả
Như chúng ta đã biết, muỗi là loài côn trùng cực kỳ nguy hiểm, nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,… Do vậy, việc phòng chống muỗi là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản phòng ngừa, chống muỗi hiệu quả nhất hiện nay.


- Diệt muỗi bằng vỏ bưởi: Mùi thơm của vỏ bưởi cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là muỗi. Khi tinh dầu bưởi lan tỏa khắp nhà sẽ khiến muỗi bị tê liệt thần kinh và khiến lũ muỗi không dám bén mảng đến những nơi có vỏ bưởi.
- Diệt muỗi bằng tỏi: Mùi của tỏi khá nồng, có tác dụng ngăn cản hoạt động khứu giác của muỗi, từ đó muỗi khó có thể chích chúng ta.
- Diệt muỗi bằng nhang muỗi: Nhang muỗi đuổi muỗi đi xa bằng cách phát tán mùi hương và giải phóng các chất diệt muỗi thông qua việc đốt lên và để chúng khuếch tán trong không khí khiến cho muỗi bay đi hoặc có thể là chết do hít phải mùi này.
- Diệt muỗi bằng vợt muỗi: Cách diệt muỗi bằng vợt bắt muỗi rất đơn giản bạn chỉ cần bật nút nguồn rồi nhấn vào nút công tắc để dòng điện phóng qua lưới kim loại trên vợt giúp bạn diệt muỗi hiệu quả.
- Thuốc xịt muỗi: Thuốc xịt muỗi nằm trong nhóm có nguồn gốc từ chất hóa học Pyrethrine được Bộ Y tế phê duyệt và cấp phép sử dụng. Chúng có tác dụng tiêu diệt tất cả các loại muỗi và phòng dịch trong cộng đồng hiệu quả.
- Diệt muỗi bằng cửa lưới chống muỗi: Lắp cửa lưới chống muỗi ngăn chặn 100% sự xâm nhập của côn trùng, kiến, gián và muỗi hiệu quả. Nguyên liệu để sản xuất ra cửa lưới chống muỗi là inox hoặc sợi thủy tinh không gỉ nên luôn sáng bóng và cực kỳ an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện này luoihoaphat.vn đang cung cấp rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi để quý khách có thể tham khảo như:
-
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
-
Cửa lưới chống muỗi giá rẻ
-
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
-
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
-
Cửa lưới chống muỗi cố định
Trong các biện pháp trên bạn có thể lựa chọn bất kỳ một phương án nào để sử dụng phòng chống các loại muỗi Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng cửa lưới chống muỗi là giải pháp tốt nhất. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua cửa lưới chống muỗi hãy liên hệ trực tiếp tới luoihoaphat.vn nhé!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/