Sốt xuất huyết là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm với một số sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh này người lớn hay trẻ em đều có thể mắc phải.
Sốt xuất huyết đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.
2. Nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người là muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Chu trình truyền bệnh như sau: người mang vi rút dengue → muỗi → các thành viên khác trong cộng đồng.
Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, vi rút từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Thời gian từ khi muỗi hút máu người bệnh đến khi muỗi có thể truyền bệnh sang người khác là khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, các vi rút được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho đến khi nó lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Đến khi đó nếu nó đốt người khác, muỗi sẽ truyền vi rút dengue sang cơ thể họ. Người bị sốt xuất huyết sẽ phát bệnh sau 4 đến 13 ngày.
Bệnh sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn sốt: Trong 3 ngày đầu nhiễm bệnh, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người,... Bắt đầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn và nôn. Da bắt đầu bị xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.
Giai đoạn nguy hiểm: Từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, giai đoạn này rất nguy hiểm, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi; chảy máu cam; chảy máu chân răng. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên để xem tình trạng của bệnh nhân có chuyển biến xấu không.
Giai đoạn hồi phục: Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh bắt đầu hết sốt và cơ thể bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.
Xem thêm:
3. Triệu chứng của sốt xuất huyết
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các triệu chứng của sốt xuất huyết khác nhau. Nếu ở thể bệnh nhẹ: bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Ở thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi bị sốt xuất huyết
Nhiều người thắc mắc “người bị sốt xuất huyết có được tắm không”? Sốt xuất huyết có tự khỏi không? Thời gian cao điểm của sốt xuất huyết vào tháng mấy? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

4.1 Sốt xuất huyết có tự khỏi không?
Thông thường bệnh sốt xuất huyết có thời gian kéo dài trung bình từ 7 đến 10 ngày. Nếu như được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần đến nhiều sự can thiệp từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu quá 10 ngày tình trạng bệnh không thuyên giảm thì cần đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.
4.2 Sốt xuất huyết có được tắm không?
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm.
4.3 Thời gian cao điểm của sốt xuất huyết vào tháng mấy?
Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng cao. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue.
Ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Trong năm Bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Tất cả các đối tượng đều có thể bị mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ (Trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém là đối tượng rất dễ mắc bệnh)
5. Biến chứng có thể gây ra bởi sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết rất dễ nhầm với một số sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Suy tim, suy thận: Do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể, làm rối loạn hệ thống tuần hoàn nên dẫn đến suy tim. Thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
Sốc do mất máu: Ở giai đoạn nặng, người bệnh thường có các biểu hiện xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng… Nguyên nhân là do virus sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết nội tạng.
Xuất huyết não: Biến chứng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết nặng là tiểu cầu giảm. Khi tiểu cầu bị giảm mà bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.
Tràn dịch màng phổi: Huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây sảy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu. Thai phụ rất có thể bị tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.
6. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hàng ngày, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa.
+ Cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thuốc lá.
+ Lau người bằng nước ấm, úc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng, không dùng bàn chải đánh răng.
+ Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể gây sốt xuất huyết, toan máu.
7. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
Người bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao, sốt thành cơn, nếu không biết cách điều trị, chăm sóc thì sẽ rất nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý khi bị sốt xuất huyết.

7.1 Không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết
Khi chưa xác định sốt do bệnh gì thì không nên tự ý sử dụng các thuốc hạ sốt, như thuốc aspirin hay ibuprofen. Thay vào đó bạn có thể hạ sốt bằng những cách khác như mặc quần áo mỏng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán, lau sạch mồ hôi cho người bệnh.
7.2 Sử dụng thực phẩm phù hợp khi bị sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, bạn cần tránh ăn một số thực phẩm để bệnh không trở nặng. Cụ thể, bạn không nên ăn trứng, các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà, cà phê, rượu, bia, các loại nước ngọt, nước có ga.
7.3 Hạn chế muỗi đốt khi bị sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết chính là do muỗi đốt. Khi đã mắc bệnh tức là nhiều khả năng bạn đang nằm trong vùng bùng phát dịch bệnh. Do vậy, không được để muỗi tiếp xúc với da, không những bị truyền thêm một lượng virus làm bệnh nặng thêm, mà còn xảy ra nguy cơ lây bệnh cho những người thân xung quanh. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngăn không cho muỗi đốt.
7.4 Không ra gió, không tắm nước lạnh khi bị sốt xuất huyết
Hiện tượng xuất huyết có thể xuất hiện ở ngày thứ 3 sau khi sốt và kéo dài khoảng vài ngày. Bạn có thể bị xuất huyết dưới da hoặc ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Do đó, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm bởi nước lạnh có thể làm co mạch máu ngoài da nhưng lại làm giãn mạch máu nội tạng, có thể dẫn đến tử vong.
8. Các phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả nhất chính là loại bỏ nơi đẻ trứng và nơi trú ẩn của muỗi. Sau đây là một số phương pháp phòng muỗi bạn có thể áp dụng.

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng ở đây.
+ Thường xuyên thu gom, tiêu hủy các vật dụng phế thải trong nhà, dọn vệ sinh môi trường xung quanh. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng để tránh muỗi trú ẩn và đẻ trứng.
+ Nên phát quang cây cối, phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.
+ Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh, máng xối để tiêu diệt nơi cư trú của muối
+ Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp để phòng chống muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, quần áo có màu sáng. Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt muỗi, nhang đuổi muỗi, kem chống muỗi, vợt điện diệt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, lắp cửa lưới chống muỗi… để làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về căn bệnh sốt xuất huyết và có cho mình những phương pháp ngăn ngừa muỗi hiệu quả. Nếu các bạn đang có nhu cầu lắp cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/