Rết là động vật chân đốt có nọc độc, vì vậy khi bị rết cắn cần có biện pháp xử lý ngay. Vậy rết cắn có sao không? Các dấu hiệu, triệu chứng khi bị rết cắn là gì? Cách chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
1. Con rết là con gì? Các đặc điểm nhận dạng

Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác. Thức ăn của chúng bao gồm cả rết con, thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả con dơi
Cơ thể cấu tạo gồm 2 phần đầu và thân. Đầu của rết thường có dạng tròn hoặc dẹt mang đặc điểm chung của phân ngành nhưng vẫn có sự khác biệt như râu chẻ hoặc chân kép. Phần thân mang nhiều đốt (15 đến gần 200 đốt), mỗi đốt mang một đôi chân. Răng nanh của rết là một cặp có chứa các tuyến nọc độc.
2. Bị rết cắn có sao không?

Con rết không tự cắn người nếu chúng không cảm thấy bị đe dọa hoặc bị tấn công. Nếu bạn vô tình chạm phải nó, ngay lập tức con rết sẽ quay lại cắn bạn, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây dị ứng da và một số trường hợp nặng hơn thì có thể bị nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê.
Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
3. Các dấu hiệu, triệu chứng khi bị rết cắn

Tất cả các loại rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước (rết càng lớn nọc độc càng mạnh) và số lần đốt của chúng (1 lần hay nhiều lần). Sau đây là các dấu hiệu, triệu chứng bị rết cắn phổ biến hiện nay, bao gồm:
+ Da sưng đỏ, có bọng nước, thậm chí là hoại tử nhẹ ở vết cắn.
+ Đau dữ dội ở vùng da bị rết cắn.
+ Ngứa, phù nổi hạch, dị cảm.
+ Có thể chảy máu nhẹ.
+ Cơ thể mệt mỏi.
+ Đau nhức toàn thân.
+ Ho, đau họng.
+ Thở nhanh.
+ Đau bụng.
+ Buồn nôn, tiêu chảy.
Thông thường, các triệu chứng của vết rết cắn sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 1-2 ngày. Các triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài khoảng 4-5 giờ sau khi bị con rết cắn.
4. Cách trị vết rết cắn đơn giản, hiệu quả
Khi bị rết cắn cần xử lý như thế nào? Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Sau đây là một số cách trị vết rết cắn theo kinh nghiệm dân gian các bạn có thể tham khảo thực hiện:
+ Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương, sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.
+ Sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.
+ Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
+ Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước Cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.
+ Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.
+ Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.
+ Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1 đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
+ Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
Lưu ý: Nếu 2 - 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
5. Biện pháp phòng ngừa rết cắn

Rết cắn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi vì chất độc của rết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy, để phòng ngừa rết cắn bạn nên thực hiện ngay một số biện pháp sau.
Để phòng ngừa bị rết cắn, bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, bạn nên giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm thấp.
Dọn hết các vật dụng ở trong nhà như chổi, thảm, đồ gỗ cũ, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao để tránh rết có nơi làm tổ.
Thường xuyên tổng vệ sinh dọn dẹp quan nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.
Không để trẻ em chơi ở nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ vì rết thường rất hay làm tổ ở đây.
Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, côn trùng định kỳ để loại bỏ rết và côn trùng gây hại ra khỏi nhà.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến loài rết và một số cách trị rết cắn tại nhà đơn giản, hiệu quả. Để phòng ngừa rết cắn, tốt nhất bạn nên lắp cửa lưới chống muỗi luoihoaphat.vn. Sản phẩm của luoihoaphat.vn không chỉ ngăn muỗi mà nó ngăn chặn được các con vật bò sát như rắn, rết, bọ cạp vào nhà.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/