Rầy mềm thường hút nhựa trên phần lá non của cây hoặc các bộ phận mới ra của cây. Khi bị rầy mềm hút nhựa, cây trồng bị còi cọc, không lớn được, khiến cho năng suất của cây giảm sút mạnh. Vậy dấu hiệu nhận biết rầy mềm hại cây và cách phòng trừ ra sao? Trong bài viết này, luoihoaphat.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
1. Rầy mềm là con gì?
Rầy mềm hay còn gọi là rệp bông (tên khoa học là Aphis gossypii) là một loại rầy trong họ Aphididae, chúng là loài ký sinh trên các cây họ đậu, cà độc dược, bầu bí dưa, cam quýt và nhiều loại cây trồng khác. Trên thế giới, người ta đã tìm khoảng 5.000 loài khác nhau, với vài trăm loài thường xuyên tấn công cây trồng trong các khu vườn.
Rầy mềm có hình giống bầu dục, chiều dài dưới 2 - 3mm. Gần cuối bụng chúng có một lớp đuôi nhỏ và 2 bên lộ 2 ống bụng. Các con rầy mềm có 2 dạng là:

Dạng không cánh: Thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp.
Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen.
Loại rầy mềm thường kiếm ăn theo nhóm lớn, mặc dù đôi khi bạn có thể nhìn thấy chúng đơn lẻ hoặc số lượng ít.
Rầy mềm có thể sinh sản đơn tính, nghĩa là đẻ con không cần sự giao phối giữa con đực và con cái, đẻ trung bình mỗi ngày 5-7 con, vòng đời rầy mềm trung bình từ 11 - 13 ngày. Rầy mềm thường đẻ trứng trên cây gỗ hoặc cây bụi và khi trứng nở vào mùa xuân.
2. Tác hại của rầy mềm lên cây trồng
Dù là loại rầy còn nhỏ hay đã cứng cáp thì chúng đều hút nhựa lá cây để duy trì sự sống. Chúng thích tập trung chích hút trên phần lá non của cây hoặc các bộ phận mới ra của cây mà thôi, vì các bộ phận này rất dễ chích nhựa. Khi bị rầy mềm hút nhựa, cây trồng bị còi cọc, không lớn được, khiến cho năng suất của cây giảm sút mạnh.
Hơn nữa chất thải của chúng cũng rất thơm và nhiều mật nên lại thu hút nấm bồ hóng. Chính vì thế nó lại càng ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
3. Dấu hiệu cây trồng bị rầy mềm hại

+ Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự xâm nhập của rầy mềm là xuất hiện lớp bụi màu trắng dưới lá cây. Bởi rầy mềm thay da khi chúng phát triển lớn hơn. Các lớp da tập trung trên bề mặt lá bên dưới nơi chúng đang kiếm ăn và tạo thành một lớp bụi màu trắng.
+ Khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá quăn, còi cọc hoặc vàng úa hãy kiểm tra mặt dưới của lá.
+ Khi kiểm tra khu vườn, bạn thấy lá hoặc thân được bao phủ bởi một chất dính, đó là dấu hiệu cho thấy rầy mềm có thể đã nhấm nháp nhựa cây.
+ Một số loài rầy mềm gây ra các lỗ thông trên rễ hoặc lá, hoa hoặc quả có thể bị méo mó hoặc biến dạng do rầy mềm ăn.
4. Cách diệt và phòng ngừa rầy mềm phá hoại cây trồng
Làm thế nào bạn có thể loại bỏ rầy mềm ra khỏi khu vườn? Hiện có rất nhiều cách trị rầy mềm. Ở đây chúng tôi đã liệt kê một số biện pháp trị rầy mềm đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao các bạn có thể tham khảo.
4.1 Cách diệt rầy mềm hiệu quả
4.1.1 Cách diệt rầy mềm bằng nước rửa chén

Cách diệt rầy mềm bằng nước rửa chén được nhiều người áp dụng, bởi nó dễ thực hiện, chi phí thấp và mạng lại hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:
Dùng 3 lít nước, 2 muỗng canh nước rửa chén. Sau đó lắc đều, cho hỗ hợp vừa pha vào bình xịt và xịt trực tiếp vào khu vực có rầy mềm.
4.1.2 Cách diệt rầy mềm bằng nước rửa chén kết hợp dầu ăn
Khi kết hợp nước rửa chén kết hợp dầu ăn phun lên cây, rệp mềm sẽ bị tiêu diệt phá hoại bởi lỗ chân lông bị dầu phủ kín. Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên cho 1 muỗng canh nước rửa chén, 1 muỗng dầu ăn và 2 đến 3 lít nước. Sau đó trộn 3 loại này với nhau và lắc đều rồi cho vào bình xịt và xịt lên cây trồng.
4.1.3 Cách diệt rầy mềm bằng rượu, ớt, gừng, tỏi

Giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Thời gian ngâm nguyên liệu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu.
Lấy dung dịch đã ngâm trước đó, pha thêm 12 lít nước và tiến hành phun lên cây trồng bị rầy mềm phá hoại. Khi phun, bà con phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát cho người phun.
4.1.4 Diệt rầy mềm bằng thuốc xịt
Trong trường hợp các biện pháp kiểm soát tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc xịt chống rầy mềm trên các cây. Một số loại thuốc xịt bạn có thể sử dụng là Admire 50 EC, liều lượng 0,6 lít/ha; Mospilan 3EC, liều lượng 0,3 lít/ha.
4.2 Làm thế nào để ngăn ngừa rầy mềm phá hoại cây trồng?

+ Phải thường xuyên làm sạch khu vực trồng cây.
+ Trước khi gieo trồng cần tiến hành làm sạch đất. Có thể dùng máng chuyên dụng để phủ đất.
+ Cắt tỉa và tiêu hủy cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng.
+ Cân đối phân hóa học đồng thời chú ý lượng nước bón cho cây để chúng sinh trưởng khỏe mạnh.
+ Tưới đủ ẩm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vườn cây.
+ Thiết kế thi công nhà cửa lưới chống muỗi, côn trùng giúp bảo vệ cây trồng không bị rầy mềm gây hại.
+ Để loại bỏ rầy mềm hoàn toàn hoặc thu hút những kẻ săn rầy mềm, trong khu vườn bạn có thể trồng thêm các loại cây như oải hương, cây ngải cứu, cây thì là.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, sẽ giúp bạn biết cách diệt và phòng ngừa rầy mềm phá hoại cây trồng. Để biết thêm nhiều mẹo vặt hay khác hãy nhớ theo dõi website của luoihoaphat.vn hằng ngày nhé.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/