Muỗi là loài sinh vật cực kỳ nguy hiểm đối với cuộc sống con người. Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được muỗi sống được bao lâu? Vòng đời của muỗi và các giai đoạn phát triển của muỗi? Bài viết dưới đây sẽ giúp các giải đáp các thắc mắc này.
1. Muỗi sống được bao lâu?


Trên thế giới hiện có ít nhất 3,500 loài muỗi đang tồn tại và phát triển. Chỉ tính riêng họ Culicidae thuộc bộ Diptera thì chúng ta đã có đến 2,700 loài.
Trong số đó có rất nhiều loài muỗi nguy hiểm. Và một số loài nguy hiểm nhất đang xuất hiện tại Việt Nam như muỗi Aedes ( truyền virus Zika và virus sốt xuất huyết ), muỗi Anopheles ( truyền ký sinh trùng sốt rét ), muỗi Culex ( truyền bệnh viêm não Nhật Bản B và kí sinh giun chỉ ),…
Vòng đời của muỗi sẽ tùy thuộc vào điều kiện môi trường, khí hậu nơi nó sinh sống. Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 1-2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Còn ở trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống.
Muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, trong khoảng thời gian đó chúng sẽ kiếm thức ăn là nhựa cây và thực hiện chức năng giao phối với muỗi cái. Sau 20 ngày, muỗi đực sẽ chết.
2. Vòng đời của muỗi và các giai đoạn


Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và muỗi trưởng thành. Thời gian phát triển cho các giai đoạn cho đến khi trưởng thành sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Đẻ trứng: Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kỳ nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứng. Trứng nở thành ấu trùng sau 2 - 5 ngày trong điều kiện thích hợp.
Ấu trùng: Trứng muỗi nở ra ấu trùng hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 - 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau. Trong thời gian phát triển này, thì thức ăn của chúng chính là vật ký sinh, vi khuẩn, tảo… những thức ăn này cung cấp cho bọ gậy dưỡng chất và lấy oxy từ không khí.
Nhộng: Ấu trùng phát triển thành nhộng, hay con gọi là loăng quăng. Nhộng sẽ bất động ở giai đoạn này và chỉ phản ứng với các kích thích. Khi đến thời điểm thích hợp, đã phát triển đủ các bộ phận, muỗi sẽ phá lớp da bảo vệ và nuốt không khí để mở rộng bụng, cánh và đầu.
Muỗi trưởng thành: Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
Ngay từ khi là muỗi bé, chúng đã có thể hút máu người lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phát triển dần lên thành muỗi lớn, khi đủ khả năng sinh sản, muỗi cái đẻ trứng và tiếp tục một vòng đời muỗi tiếp theo.
3. Tác hại của muỗi gây ra cho con người
Muỗi là tác nhân gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến con người, muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh giữa người với động vật, giữa người với người. Các bệnh do loài côn trùng này mang lại có thể gây tử vong như:
Muỗi gây sốt xuất huyết Dengue: Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn gây ra, xuất hiện ở hầu hết các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết như đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, đau cơ, nhức hai hố mắt, sung huyết ở lỗ chân lông,... Các dấu hiệu này thường bắt đầu hiện rõ sau 07-10 ngày bị muỗi đốt.


Sốt rét: Sốt rét cũng là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt do muỗi gây ra. Khi nhiễm vi rút sốt rét, người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi...
Virus Zika: Muỗi là tác nhân trung gian truyền virus Zika cho người bệnh. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Người nhiễm virus có các triệu chứng gồm sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban, nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca di tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Sốt vàng da: Đây cũng là một dạng bệnh sốt xuất huyết nhưng không có biện pháp điều trị. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này rất dễ bị biến chứng với sốt cao hơn, thậm chí là vàng da và chảy máu trong gây tử vong.
Viêm não Nhật Bản: Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm não Nhật Bản gây ra nhiều biến chứng cho con người như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp... dẫn đến tử vong.
Không chỉ gây bệnh cho người mà muỗi còn gây bệnh cho cả động vật như viêm não ngựa miền Đông. Bệnh này khá nguy hiểm và gây tử vong cao, bệnh thường xảy ra 10 ngày sau khi bị muỗi cắn.
4. Phương pháp diệt muỗi theo các giai đoạn


Sau khi tìm hiểu vòng đời của muỗi là bao nhiêu ngày và những căn bệnh nguy hiểm mà muỗi có thể truyền cho con người, bạn hãy bắt tay vào việc phòng tránh ngay để giảm nguy cơ mang bệnh.
Các biện pháp can thiệp thường tác động vào giai đoạn bọ gậy và giai đoạn muỗi trưởng thành, không tác động vào giai đoạn trứng và giai đoạn lăng quăng vì thời gian để trứng nở thành bọ gậy quá ngắn (thường từ 2 - 3 ngày), thời gian để lăng quăng lột xác thành muỗi trưởng thành cũng không dài (thường từ 1 - 3 ngày). Do đó bọ gậy muỗi và muỗi trưởng thành là hai đối tượng thích hợp được chọn lựa để tác động biện pháp can thiệp nhằm hạ thấp tỷ lệ và mật độ hoạt động của chúng, góp phần làm hạn chế sự phát triển để thực hiện vai trò trung gian truyền bệnh.
Để diệt bọ gậy muỗi và muỗi trưởng thành, có nhiều biện pháp can thiệp được áp dụng như đậy kín bằng nắp hoặc đặt màn chắn bể nước, khơi thông ao đầm và mương máng, vũng nước đọng... Đồng thời các biện pháp không thường xuyên cần phải được thực hiện nhiều lần như là vệ sinh hố rác, cọ rửa dụng cụ chứa nước là những nơi muỗi có thể đẻ trứng, phát quang bụi rậm quanh bờ ao và vũng lạch; thay đổi mực nước tại hồ ao, các bể chứa nước; khơi thông dòng chảy ở ao hồ, sông suối và sửa chữa những hệ thống thoát nước thải.
Đối với giai đoạn muỗi trưởng thành thì bạn có thể sử dụng một số phương pháp như đốt nhang muỗi, phun thuốc diệt muỗi, lắp đặt các loại lưới hay cửa lưới chống muỗi,… Trong đó, lắp cửa lưới chống muỗi là một trong các giải pháp hiệu quả nhất hiện nay và an toàn cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.
Hiện này luoihoaphat.vn đang cung cấp rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi để quý khách có thể tham khảo như:
-
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
-
Cửa lưới chống muỗi giá rẻ
-
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
-
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
-
Cửa lưới chống muỗi cố định
Như vậy là bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến cho các bạn câu trả lời cho câu hỏi muỗi sống được bao lâu? Vòng đời và các giai đoạn phát triển của muỗi cũng như một số giải pháp tiêu diệt muỗi. Nếu các bạn quan tâm đến sản phẩm cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/
Xem thêm: