Giun chỉ được truyền từ người này sang người khác qua vết muỗi đốt. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh giun chỉ như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Giun chỉ là bệnh gì?


Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi các loài giun như Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori. Bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam gặp 2 loại là Brugia malayi và Wuchereria bancrofti, trong đó Brugia malayi chiếm đa số (> 90%).
Giun chỉ khi trưởng thành đều có hình dạng rất giống nhau, trông như sợi chỉ trắng sữa. Con cái kích thước 25 - 100 mm, con đực kích thước 13 - 40 mm. Giun thường cuộn lại với nhau như đám chỉ rối trong hệ bạch huyết. Giun chỉ có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, sinh dục, thần kinh. Giun đực có hai gai giao phối, giun cái có tử cung, trong có nhiều bọc chứa ấu trùng. Giun cái đẻ ra ấu trùng gọi là phôi giun chỉ.
Bệnh giun chỉ được truyền từ người này sang người khác qua vết muỗi đốt và phát triển thành giun trưởng thành trong hệ bạch huyết của cơ thể người (nên còn có tên gọi khác là giun chỉ bạch huyết). Bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng. Bạn có thể bị đau hoặc sưng chân tay trong một thời gian dài.
2. Nguyên nhân và đường lây truyền của giun chỉ


Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun chỉ ở người như: + Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun;
+ Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
+ Vệ sinh xung quanh không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển và truyền bệnh giun chỉ cho con người.
Con đường lây truyền bệnh giun chỉ:
Bệnh giun chỉ được truyền từ người này sang người khác qua vết muỗi đốt. Một số loại muỗi có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết:
+ Muỗi Culex quinquefasciatus, Culex vishnui: Muỗi đốt vào ban đêm, phát triển mạnh tháng 2, 3, 4 trong năm.
+ Muỗi Ma.annulifera, Ma.uniformis: thường ở ao bèo vì bọ gậy phải cắm ống thở vào rễ cây để hút oxy.
+ Muỗi Anopheles hyrcanus: phổ biến ở ven thành thị và thị trấn trong cả nước.
+ Ngoài ra các loài muỗi khác: Anopheles barbumbrosus, Anopheles letifer cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ cho con người thông qua vết muỗi đốt.
Chu kỳ phát triển của bệnh giun chỉ: Ấu trùng vào cơ thể muỗi, thoát vỏ xuyên qua thành dạ dày, đến cơ ngực muỗi. Chuyển thành ấu trùng giai đoạn một. Sau hai lần lột xác phát triển thành ấu trùng giai đoạn ba. Ấu trùng giai đoạn ba di chuyển đến vòi muỗi. Và khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu ngoại biên rồi đến hệ bạch huyết và phát triển thành gian chỉ bạch huyết trưởng thành.
3. Dấu hiệu nhận biết cơ bản khi bị giun chỉ


Giai đoạn ủ bệnh: Đa số bệnh nhân nhiễm giun chỉ không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Một số trường hợp bệnh nhân có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi, mẩn ngứa. Nhưng hầu hết là không thấy triệu chứng.
Giai đoạn cấp tính: Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi tái diễn theo đợt. Sưng đau hạch bẹn và thấy viêm đỏ ở các mạch bạch huyết.
Giai đoạn mạn tính: Các triệu chứng của giun rõ rệt hơn, bệnh nhân sút cân nhanh, người lúc nào cũng mệt mỏi, viêm da và phù chân voi, phù bộ phận sinh dục, xuất hiện dưỡng chấp nước tiểu (nước tiểu trắng đục giống như nước vo gạo, để lâu không lắng, đôi khi còn có lẫn máu).
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ


Phương pháp đơn giản và thường được dùng xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu về ban đêm (từ 21 giờ đến 2 giờ sáng) làm tiêu bản giọt dày nhuộm giemsa hoặc soi tươi tìm ấu trùng giun chỉ là phương pháp thông dụng nhất.
Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng: Khi bệnh nhân đái ra dưỡng chấp, lấy nước tiểu ly tâm lấy cặn nhuộm soi.
Sinh thiết mạch bạch huyết: Tìm giun chỉ trưởng thành.
Tìm kháng thể trong máu bằng phương pháp huyết thanh miễn dịch, áp dụng kỹ thuật ELISA, hay tìm kháng nguyên giun chỉ bằng phương pháp kháng thể đơn dòng. Kỹ thuật PCR cho biết kết quả rất tốt với độ nhạy và đặc hiệu cao trên 98% nhưng không khả thi trong cộng đồng.
5. Phương pháp điều trị giun chỉ


Phương pháp điều trị giun chỉ sẽ phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và thời kỳ mắc bệnh. Trong trường hợp nhiễm giun chỉ có ấu trùng trong máu, không có triệu chứng lâm sàng thì dùng thuốc đặc hiệu theo phác đồ.
Hiện nay, thuốc được dùng rộng rãi, an toàn và có hiệu quả cao là DEC (dietyl carbamazine). DEC có tác dụng diệt ấu trùng giun chỉ, và phần nào diệt giun chỉ trưởng thành. Thời gian bán hủy của DEC trong cơ thể là 2 – 12 giờ, thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. Các thuốc diệt giun trưởng thành hiện nay không được dùng vì độc tính với bệnh nhân.
Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng. Có thể dùng nước sắc lá cây dừa cạn để uống, tác dụng tốt với trường hợp đái ra dưỡng chấp.
Bên cạnh sử dụng thuốc, thì bệnh nhân cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên kiêng ăn mỡ và thức ăn nhiều protein. Thực hiện ăn chính, chế biến hợp vệ sinh.
6. Cách phòng tránh bệnh giun chỉ


Bệnh giun chỉ lây truyền do muỗi đốt, vì vậy biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đó là:
+ Xây dựng nhà ở cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Lấp hết ao tù, vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi.
+ Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt.
+ Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6mg/ kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm.
+ Ngủ màn, sử dụng nhang diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, lắp cửa lưới chống muỗi cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ, ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.
Hiện này luoihoaphat.vn đang cung cấp rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi để quý khách có thể tham khảo như:
-
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
-
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
-
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
-
Cửa lưới chống muỗi cố định
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giun chỉ mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Hy vọng, thông qua những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu lắp cửa lưới chống muỗi đốt thì hãy liên hệ trực tiếp tới luoihoaphat.vn.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/
Xem thêm: