Chân voi là căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Vậy chân voi là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh chân voi

Bệnh chân voi hay còn được gọi là phù chân voi, là tình trạng gây viêm tắc hệ thống bạch huyết từ đó làm tổn thương các bạch mạch gây ứ dịch tại các chi gây phù to lên nên được gọi là bệnh phù chân voi. Bệnh này là do giun chỉ gây ra.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Brugia malayi (B. malayi), Wuchereria bancrofti (W. bancrofti) và Brugia timori (B.timori). Còn tại Việt Nam chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi.
Bệnh chân voi còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát; hoặc do môi trường (tiếp xúc nhiều với một số kim loại như silic đioxit).
Bệnh chân voi không lây trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành mà qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Nếu muỗi đốt người bệnh và bị nhiễm ấu trùng sau đó đốt người khác thì có thể lây bệnh sang người khác. Ấu trùng di chuyển đến mạch bạch huyết và phát triển thành giun tại đây. Giun chỉ có thể trú ngụ trong cơ thể người từ 5 - 8 năm và sản sinh vô số các ấu trùng giun, khiến mạch bạch huyết bị tổn thương và gây rối loạn hệ thống miễn dịch.
Xem thêm:
2. Dấu hiệu nhận biết cơ bản khi bị bệnh chân voi

Triệu chứng của bệnh chân voi phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Là thời gian được tính từ khi ấu trùng giun được đưa vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành.
Tiếp theo là giai đoạn khởi bệnh: Bệnh nhân thường xuất hiện sốt, viêm mạch ở các chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo nổi hạch.
Cuối cùng là giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này hệ thống mạch bạch huyết đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng như xuất hiện phù chân voi, bộ phận sinh dục có thể phù to như bìu voi. Nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, đôi khi có thể có lẫn máu.
3. Biện pháp chẩn đoán bệnh chân voi
Bệnh chân voi có thể dễ dàng được nhận ra khi đã có triệu chứng chân phù to, nhưng đối với các trường hợp khác có thể thực hiện một số xét nghiệm sau.
+ Xét nghiệm máu để phát hiện có ấu trùng giun chỉ hay không.
+ Xét nghiệm dịch dưỡng chấp cũng để phát hiện có ấu trùng giun chỉ.
+ Xét nghiệm miễn dịch hấp phụ có gắn men ELISA.
+ Sinh thiết hạch bạch huyết làm giải phẫu bệnh.
+ Siêu âm, chụp mạch bạch huyết nhằm phát hiện các tổn thương của hệ bạch huyết.
4. Phương pháp điều trị bệnh chân voi
Phương pháp điều trị bệnh chân voi còn tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh, chủ yếu điều trị có tác dụng tốt vào giai đoạn sớm. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh chân voi đang được sử dụng hiện nay.
4.1 Liệu pháp điều trị suy giảm (Complex decongestive therapy - CDT) bệnh chân voi
Điều trị bệnh chân voi bằng CDT là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Mục tiêu của CDT là để tăng thoát bạch huyết, giảm sưng, khó chịu, xơ hóa và nguy cơ viêm mô tế bào và để cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống. Phương pháp CDT bao gồm hai giai đoạn: Tấn công và duy trì.
Giai đoạn tấn công gồm sử dụng một kỹ thuật xoa bóp được gọi là thoát bạch huyết thủ công (MLD), băng bó ngắn, các bài tập để tạo và tăng cường cơ chế bơm bên trong, chăm sóc da và giáo dục trong việc tự quản lý.
Giai đoạn duy trì thường liên quan đến việc sử dụng quần áo nén vào ban ngày, với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn đòi hỏi phải nén về đêm bằng cách băng bó hoặc thay thế bằng thiết bị nén và thiết bị nén tùy chỉnh.

4.2 Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh chân voi
Khi CDT khác không thể làm giảm triệu chứng của bệnh chân voi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Việc phẫu thuật sử dụng các thủ thuật nối tĩnh mạch và mạch bạch huyết, loại bỏ mô xơ thừa, mô mỡ dưới da… được tiến hành để tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bênh cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau đây:
+ Rửa sạch vùng bị tổn thương bằng xà phòng và giữ vệ sinh hằng ngày để giảm các triệu chứng nhiễm trùng.
+ Thoa thuốc hoặc kem kháng sinh vào các vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
5. Cách phòng tránh bệnh chân voi hiệu quả

Như chúng ta cũng đã đề cập ở phía trên, bệnh chân voi là do muỗi truyền bệnh. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh chân voi hiệu quả là vệ sinh môi trường như xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Loại bỏ vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy.
Thực hiện vệ sinh cá nhân mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt.
Tiêu diệt muỗi, diệt nguồn lây bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi đình kỳ, lắp đặt cửa lưới chống muỗi nhằm ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.
Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh chân voi bằng uống Diethylcarbamazine 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6mg/kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm.
Hy vong những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh chân voi cũng chư có những biện pháp tránh bệnh hiệu quả. Nếu các bạn đang quan tâm đến lắp cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể, chi tiết về sản phẩm.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/