Gần như bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ bị muỗi đốt ít nhất 1 lần trong đời. Tùy thuộc theo từng cơ địa mỗi người mà vết cắn từ muỗi có thể bị sưng nhẹ hoặc sưng to, sau vài ngày nó sẽ tự mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị muỗi cắn gây ngứa ngáy và những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy sao vết muỗi đốt lại gây sưng đỏ và ngứa? Làm sao để hết vết đỏ muỗi đốt? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao muỗi đốt gây sưng đỏ và ngứa?


Muỗi là loại côn trùng mà khiến cho con người muốn tiêu diệt nhất. Nó là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người, trong đó có những bệnh có khả năng gây tử vong cao như sốt xuất huyết, sốt rét,... Đặc biệt, muốt đốt còn gây sưng đỏ và kèm theo ngứa, khiến cho chúng ta thấy bứt rứt khó chịu. Vậy vì sao muỗi đốt gây sưng đỏ và ngứa? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Nếu như muỗi đực hút nhựa cây để duy trì sự sống thì muỗi cái duy trì sự sống bằng cách tìm đến con người và động vật để hút máu. Khi muỗi cái đốt chúng thường tiết ra nước bọt có chứa protein để “gây tê tại chỗ”, cho nên nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt. Vì vậy, lúc này, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra phản ứng miễn dịch tự nhiên với protein có trong nước bọt của muỗi. Điều này dẫn tới sinh ra chất histamin khiến vùng da muỗi cắn trở nên sưng đỏ và ngứa ngáy hơn.
Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng to và ngứa hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.
2. Vết muỗi cắn có nguy hiểm không?
Vậy bị muỗi cắn nhiều có nguy hiểm gì không? Tất nhiên là sẽ dẫn tới các hậu quả đáng lo ngại. Trong đó trẻ nhỏ là đối tượng đầu tiên bị tác động từ những vết cắn của muỗi. Muỗi có thể mang vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng bên trong tuyến nước bọt của chúng. Khi đốt người, nó sẽ truyền những vi rút gây bệnh vào máu người thông qua tuyến nước bọt.


Các bệnh nguy hiểm mà muỗi gây truyền nhiễm cho người đó là:
Sốt xuất huyết. Vết muỗi cắn có thể gây bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân có thể bị sốt cao đột ngột và có thể chảy máu ở mũi hoặc nướu răng. Một số người nặng hơn, sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Vi rút Zika. Vết muỗi cắn có thể truyền virus Zika. Virus này có liên quan đến hội chứng Guillain-Barre (một rối loạn hệ thống thần kinh có thể gây ra suy yếu và tê liệt) và một khuyết tật bẩm sinh gọi là microcephaly (khiến đầu của em bé nhỏ và không phát triển đầy đủ. Em bé mắc bệnh này có thể bị chậm phát triển và trí tuệ và các vấn đề khác).
Sốt rét. Đây cũng là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt do muỗi gây ra. Khi nhiễm virus sốt rét, người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi...
Viêm não. Vết muỗi cắn có thể truyền virus gây viêm quanh não và tủy sống. Loại viêm não tùy thuộc vào nơi bạn ở.
Sốt vàng da. Sốt vàng da là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.
3. 11+ Cách trị vết muỗi đốt sưng to
Bên cạnh việc quan tâm bị muỗi đốt có sao không bạn cũng nên chú ý đến cách sơ cứu khi bị muỗi cắn. Theo đó, để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể thử áp dụng nhiều biện pháp đơn giản như như:
3.1 Khi bị muỗi đốt sưng to nên chườm đá lạnh


Đá lạnh có tác dụng làm co mạch, do vậy làm giảm lượng máu chảy tới vết muỗi đốt, từ đó làm giảm sưng và ngứa. Chú ý không để trực tiếp đá lạnh lên da mà dùng túi chườm để đựng. Các bạn có thể đặt túi chườm lên vết muỗi đốt trong vòng vài phút và lặp lại một vài lần.
3.2 Dùng túi trà lạnh để điều trị vết muỗi đốt
Giống như nước đá, một túi trà ngâm trong nước lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu đến bề mặt da của bạn để giảm sưng và giảm ngứa. Tùy từng loại, trà cũng có thể chứa các hợp chất gọi là tannin, giúp giảm sưng.
Nhúng túi trà vào nước rất lạnh cho đến khi túi trà ngấm nước hoàn toàn. Nhẹ nhàng bóp túi trà để loại bỏ nước dư thừa, và áp vào vùng bị ngứa trong 10-15 phút.
3.3 Sử dụng mật ong để điều trị vết muỗi đốt


Công dụng của mật ong là kháng viêm. Bạn lấy một ít mật ong bôi lên vết đốt sẽ giúp nhanh chóng giảm sưng và giảm ngứa.
3.4 Sử dụng nha đam điều trị vết muỗi đốt
Người ta thường dùng nha đam để làm dịu da khi bị cháy nắng, nhưng ngoài ra nó còn có thể giúp làm dịu cơn ngứa khi bị côn trùng đốt. Nha đam có các đặc tính chống viêm, có khả năng chữa lành các vết thương nhỏ. Dùng gel nha đam bôi lên vết muỗi đốt sẽ giúp nó mau lành.
3.5 Sử dụng hành tây điều trị vết muỗi đốt sưng to
Đây là loại củ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có vết muỗi đốt. Cắt một lát hành tây và đặt lên vết đốt trong vài phút và rửa sạch da ngay sau đó.
3.6 Sử dụng giấm táo điều trị vết muỗi đốt sưng to
Công dụng của giấm táo giúp kháng khuẩn và giảm cảm giác bỏng rát. Nếu chỉ có một vài vết đốt bạn có thể nhỏ trực tiếp vài giọt giấm táo lên da. Còn khi bị rất nhiều vết đốt thì bạn có thể ngâm da vào trong nước ấm có pha giấm táo.
3.7 Sử dụng baking soda điều trị vết muỗi đốt


Các bạn có thể trộn một muỗng baking soda với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó bôi lên vết đốt trong vòng 10 phút và rửa lại với nước sạch.
3.8 Dùng chanh điều trị vết muỗi đốt
Các đặc tính chống viêm và thẩm mỹ của chanh giúp giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng và giảm ngứa.
3.9 Sử dụng dầu dừa điều trị vết muỗi đốt
Dầu dừa tạo thành một hàng rào bảo vệ trên da và ngăn ngừa nhiễm trùng; do hàm lượng cao các axit béo và polyphenol có đặc tính chống viêm có thể ngăn ngừa ngứa do muỗi đốt.
3.10 Sử dụng kem dưỡng da calamine bôi lên vùng da bị muỗi đốt
Kem calamine tạo ra cảm giác mát, giúp giảm bớt cơn ngứa và sự khó chịu trong một thời gian ngắn. Bạn thoa một lớp mỏng lên vùng bị ảnh hưởng và thoa lại khi cần. Có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn tại hầu hết các nhà thuốc.
3.11 Sử dụng kem hydrocortisone điều trị vết muỗi đốt


Khi bị muỗi đốt trên mặt bạn có thể sử dụng kem hydrocortisone. Loại kem này có chứa corticosteroid để giảm viêm, đỏ và sưng - qua đó giúp giảm ngứa. Thoa một lớp mỏng lên vùng bị muỗi đốt 2 lần/ngày, hoặc theo đơn thuốc của bác sĩ. Nhưng đừng lạm dụng có thể khiến da bị kích ứng nhiều hơn, dẫn tới đổi màu da.
4. Phương pháp phòng tránh muỗi cắn
Các vết đốt nhẹ có thể nhanh chóng được chữa khỏi chỉ với các mẹo vặt thực hiện tại nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, có những vết muỗi đốt cực kỳ nguy hiểm cho con người. Vì vậy cần có những biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt chúng. Sau đây là một số phương pháp phòng tránh muỗi cắn bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.


+ Cách phòng tránh muỗi đốt hiệu quả nhất chính là vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Dọn dẹp sân vườn, phát quang bụi rậm, đậy tất cả lu nước, vật dụng gây đọng nước để ấu trùng của muỗi không có nơi trú ngụ.
+ Khi đi ngủ bạn nên mắc mùng. Nếu có việc phải di chuyển tới khu vực có muỗi thì hãy mặc đồ dài tay, có màu sắc tươi sáng để không thu hút muỗi.
+ Trường hợp nếu bạn muốn sử dụng các chế phẩm hóa học tiêu diệt muỗi thì hãy nên cân nhắc kỹ về thành phần và hướng dẫn sử dụng. Nhất là với nhà có trẻ nhỏ.
+ Ngoài ra, một phương pháp ngăn muỗi xâm nhập vào nhà cực kỳ hiệu quả mà lại an toàn cho người sử dụng đó là lắp cửa lưới chống muỗi.
Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp băn khoăn vì sao bị muỗi đốt lại sưng đỏ và ngứa? Hy vọng rằng đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng nhất và biết cách phòng tránh muỗi hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến dòng cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/
Xem thêm: