Ruồi trâu là loài côn trùng gây nguy hiểm cho cả gia súc và con người. Chính vì thế cần có biện pháp loại bỏ chúng và xử lý vết thương đúng cách để tránh những tác hại nghiêm trọng của nó gây ra. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về cách trị ruồi trâu triệt để cho không gian sống của bạn.
1. Ruồi trâu là con gì?

Ruồi trâu hay còn được gọi là ruồi giòi, ruồi gót chân, chúng thuộc họ Oestroidea. Kích thước của ruồi trâu dài 12 đến 19 mm, to hơn hẳn so với các họ ruồi khác.
Ruồi trâu rất dễ nhận dạng, chúng có nhiều lông và sọc khắp thân, tạo cảm giác đây là con lai giữa ong và ruồi. Ấu trùng ruồi sống ký sinh trên động vật và con người. Tuổi thọ trung bình của ruồi trâu từ 20 đến 60 ngày sau khi nở (ruồi trâu Dermatobia hominis).
2. Các giai đoạn sinh trưởng của ruồi trâu
Ruồi trâu cũng tương tự như những loài ruồi thông thường khác, chúng đều trải qua 4 giai đoạn phát triển: Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Ruồi trưởng thành.
Chu kỳ sống của ruồi trâu ký sinh luôn liên quan đến vật chủ động vật có vú. Vì từ giai đoạn trứng cho đến ruồi trưởng thành chúng đều sống kí sinh.
2.1 Giai đoạn trứng
Ruồi trưởng thành giao phối và sau đó con cái sản xuất ra khoảng 300 quả trứng. Nó có thể đẻ trứng trực tiếp lên vật chủ hoặc thông qua các côn trùng trung gian lên vật chủ. Nếu một côn trùng trung gian “giúp đỡ” nó vận chuyển trứng, con cái sẽ nắm chặt và gắn trứng của nó vào dưới da cơ thể của vật chủ.

2.2 Giai đoạn ấu trùng và nhộng
Sau một khoảng thời gian thì trứng sẽ nở thành ấu trùng, phát triển một ống thở qua da để trao đổi oxy và carbon dioxide (CO2). Ở giai đoạn này thì ấu trùng liên tục phát triển và lột xác, cuối cùng rơi từ vật chủ vào đất để tạo thành nhộng và lột xác thành ruồi trưởng thành.
2.3 Giai đoạn trưởng thành
Sau vài tháng đến một năm, giòi theo phân để thoát ra ngoài và hoàn thành quá trình trưởng thành bay đi bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng khác.
Trong hầu hết các trường hợp, ruồi trâu không giết chết vật chủ của chúng. Tuy nhiên, đôi khi sự kích thích gây ra bởi ấu trùng dẫn đến loét da, có thể dẫn đến nhiễm trùng và tử vong.
3. Vì sao vết ruồi trâu đốt lại nguy hiểm?

Ruồi trâu là một loài côn trùng gây hại cho gia súc, động vật có vú và cả con người. Vậy vết đốt của ruồi trâu cắn có nguy hiểm không?
Đối với động vật, khi bị ruồi trâu đốt có thể dẫn đến giảm cân. Đối với con người thì những vết đốt của ruồi trâu thường gây ra cảm giác đau đớn. Có khi thời gian đau lên đến vài ngày và sinh ra nhiều biến chứng. Một số trường hợp gây ra vết thương như bị bỏng, đau rát,… Vết cắn không nguy hiểm nhưng lại dễ nhiễm trùng và nếu bị nhiễm trùng nhưng không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi bản thân xuất hiện dị ứng nào hoặc trên da có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ những bất thường thì hãy đi khám ngày để được điều trị sớm.
Xem thêm:
4. Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ruồi trâu đốt
4.1 Dấu hiệu nhận biết khi bị ruồi trâu đốt
Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn đối với nước bọt của ruồi trâu mà mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất.

+ Vết cắn sưng đỏ rất to
+ Một số trường hợp gây phồng rộp, bọng nước
+ Gây phát ban, sốt cao, chóng mặt, mệt và khó thở
+ Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày, sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
4.2 Cách xử trí khi bị ruồi trâu đốt
Khi bị ruồi trâu đốt, tùy từng triệu chứng mà có cách xử lý tương ứng. Những trường hợp nhẹ, có thể xử lý tại nhà theo các bước sau:

Rửa vết ruồi cắn bằng xà phòng và nước ấm: Đây là bước cần thiết thực hiện khi bị côn trùng cắn. Xà phòng giúp làm sạch vết cắn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nó cũng rửa sạch nước bọt của con côn trùng để lại trên da bạn.
Chườm lạnh: Bọc đá hoặc túi chườm lạnh trong mảnh vải và áp vào da tối đa 15 phút mỗi đợt để giảm sưng đau.
Bôi kem giảm ngứa: Bạn có thể mua kem hydrocortisone 1% không kê toa ở hiệu thuốc. Kem có tác dụng giảm ngứa khi bôi lên da. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp vết cắn bị sưng to và lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn nên đi khám ngay để được xử lý sớm, không được mua thuốc tự chữa tại nhà.
Xem thêm:
5. Các phương pháp phòng ruồi trâu đốt
Ông cha ta ngày xưa có câu tục ngữ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy để không bị lây bệnh từ ruồi trâu, ngay từ đầu bạn nên có phương pháp phòng ruồi trâu đốt. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau để tiêu diệt ruồi trâu.

+ Ở những khu vực chăn nuôi gia súc, bạn nên sử dụng bẫy bắt ruồi, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cao.
+ Sử dụng các loại thuốc diệt và đuổi côn trùng cho nhà cũng như khu vực bạn sống.
+ Mặc quần áo dài tay trong nhà hoặc khi ra bên ngoài. Nên tránh sử dụng quần áo màu tối vì chúng sẽ thu hút những chú ruồi của chúng ta.
+ Sử dụng các loại kem đuổi côn trùng để bảo vệ cho bản thân và mọi người.
+ Phun thuốc diệt muỗi định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại nhang muỗi.
Ngoài những cách phòng chống ruồi trâu nên trên, bạn cũng có thể lắp cửa lưới chống muỗi nhằm tiêu diệt và ngăn chặn ruồi trâu vào nhà. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt cửa lưới chống ruồi trầu thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/