Muỗi là loài côn trùng vô cùng nguy hiểm, nó chính là vật trung gian lây truyền các căn bệnh nguy hiểm cho con người. Nhưng liệu bạn có hiểu hết những đặc tính vốn có của nó cũng như những cách đuổi muỗi hiệu quả? Nếu chưa thì hãy bớt chút thời gian đọc ngay bài viết này nhé!
1. Đặc tính sinh học của loài muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, còn muỗi cái hút thêm máu người và động vật.


Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy, chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Vòng đời của muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Tiếp theo chúng sẽ nở thành các ấu trùng dạng sâu hay còn được gọi là lăng quăng. Chúng tiếp tục ăn cho đến khi đủ thời gian và điều kiện để biến hóa thành nhộng. Muỗi sẽ thực sự trưởng thành và chui ra từ nhộng. Tung cánh bay lên khỏi mặt nước khi toàn bộ khung xương đã thật sự cứng cáp.
Thời gian sống của muỗi phụ thuộc vào các yếu tố như: Giới tính, điều kiện môi trường sống và đặc điểm từng loài muỗi. Nhưng đa số tuổi thọ trung bình của muỗi dao động khoảng 20 ngày.
Ở điều kiện bình thường thì muỗi đực và muỗi cái sẽ có thời gian sống khác nhau: Muỗi cái có thể sống được khoảng hơn 2 tháng, trong thời gian này chúng sinh sản khoảng 6 lần; Muỗi đực thường hút nhựa cây để sống, sau khi giao phối xong thì vòng đời của muỗi đực sẽ kết thúc, nên vòng đời của muỗi đực ngắn hơn so với muỗi cái. Tuổi thọ của muỗi đực rơi vào khoảng 10 -15 ngày.
Ngoài ra, nhiệt độ môi trường quyết định đến tuổi thọ của muỗi. Dẫn chứng cụ thể loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ khoảng 21oC, nhưng ở ở nhiệt độ 27oC có tuổi thọ chỉ khoảng 10 ngày.
2. Vì sao cần phải ngăn ngừa và tìm cách đuổi muỗi?
Con người cần môi trường trong lành, sạch sẽ để sinh sống và trồng trọt nhằm hỗ trợ phát triển cuộc sống, tạo nên điều kiện vật chất tinh thần và xã hội ổn định. Điều đó trở thành cuộc sống thiết yếu con người không thể thiếu được. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường tránh khỏi những tác hại từ muỗi, là điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ và duy trì cuộc sống con người.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì số ca tử vong hàng năm trên thế giới do các bệnh truyền nhiễm từ muỗi lên đến 750.000 ca. Và phần lớn trong số đó là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Một số căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra và có nguy cơ tử vong cao có thể kể đến như: sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, sốt Rift Valley…
"Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh", thay vì bỏ hàng triệu đồng để điều trị bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,… thậm chí còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe gia đình và bản thân, bạn chỉ cần biết cách đuổi muỗi thì sẽ giúp người thân phòng muỗi đốt hiệu quả.
3. Nguyên tắc cơ bản cho các cách đuổi muỗi hiệu quả


Dù tuổi thời gian sống ngắn nhưng muỗi vẫn trải qua đầy đủ 4 giai đoạn phát triển trứng – ấu trùng – nhộng – muỗi trưởng thành. Mỗi gian đoạn lại có phương pháp tiêu diệt riêng. Sau đây là một số lưu ý khi đuổi muỗi để mang lại hiệu quả.
Cả 3 giai đoạn đầu, muỗi đều ở trong môi trường nước, nên muốn không cho muỗi có thể phát triển thành muỗi trưởng thành, bạn có thể áp dụng một số cách đuổi muỗi sau:
+ Thường xuyên vệ sinh nơi ở xung quanh nhà, không để ứ đọng nước, nhất là những nơi ẩm thấp;
+ Chai lọ, chum vại,.. có nước thì cần vệ sinh và đổ nước đi, úp ngược hoặc đậy lại để nước không thể vào, phá hủy môi trường sống của nhộng và lăng quăng.
+ Cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên đổ rác, nhất là các khu vực ít ai để ý tới như đường ống nước, máng xối,...
+ Với ao hồ tù đọng nên kết hợp nuôi cá để tiêu diệt lăng quăng.
Đối với giai đoạn muỗi trưởng thành có đầy đủ cánh và chân nên muỗi bay đi khắp nơi để hút máu người, vì thế truyền một số bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết,… Do muỗi không đứng yên một chỗ mà di chuyển nhiều nơi, không thể áp các cách diệt muỗi như với 3 giai đoạn đầu được mà cần phải có biện pháp mạnh hơn. Hãy tham khảo một số cách đuổi muỗi ở giai đoạn trưởng thành ở mục dưới đây nhé!
4. 9+ cách chống muỗi hiệu quả, đơn giản tại nhà
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam chính là môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của muỗi. Muỗi chính là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm gây hại đến con người. Dưới đây là 9+ cách chống muỗi hiệu quả, đơn giản tại nhà, bảo vệ gia đình bạn khỏi những con vật nguy hiểm này.
4.1 Cách đuổi muỗi bằng vỏ quýt, vỏ cam


Một trong những cách đuổi muỗi hiệu quả rất tốt và mẹo đuổi muỗi này có thể thực hiện tại nhà vô cùng đơn giản chính là sử dụng vỏ quýt, cam. Bởi trong vỏ quýt, vỏ cam có chứa nhiều tinh dầu, đây là những hoạt chất giúp đuổi muỗi rất hiệu quả
Bạn có thể đem những vỏ quýt, vỏ cam phơi khô, sau đó mang chúng vào góc phòng, nơi có nhiều ruồi muỗi và đốt. Những mùi khói do vỏ quýt vừa đốt sẽ có tác dụng giúp bạn diệt trừ ruồi muỗi trong phòng rất hiệu quả. Đồng thời nó còn làm mất đi những mùi hôi, mùi ẩm ướt khó chịu ở trong phòng.
Hoặc bạn có thể chà trực tiếp vỏ cam, vỏ quýt lên da của chúng ta. Như vậy là có thể hạn chế được tối đa việc bị muỗi đốt trong một khoảng thời gian nhất định.
4.2 Cách đuổi muỗi bằng tỏi


Tỏi không chỉ là thực phẩm để nấu ăn mà tỏi còn được ứng dụng trong việc xua đuổi con trùng đặc biệt là muỗi. Dưới đây là những cách đuổi muỗi bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng:
Ăn tỏi: Nếu bạn thường xuyên ăn tỏi, mùi tỏi sẽ thoát ra khỏi các lỗ chân lông. Tuy rằng mùi này rất nhẹ khiến cho bạn không cảm nhận bằng mũi được nhưng muỗi rất nhạy cảm và chắc chắn sẽ cảm nhận được mùi vị đáng sợ này.
Bôi nước tỏi lên da: Nếu nhà có trẻ nhỏ mà bạn không muốn dùng hóa chất bôi lên cơ thể của trẻ, hãy dùng một chút nước tỏi thoa vào da của trẻ, muỗi sẽ không còn dám tấn công những đứa trẻ của bạn nữa.
Đun sôi tỏi: Bạn cho tỏi vào nồi nước, đun sôi sau đó cho dung dịch nước tỏi vào bình xịt rồi xịt vào những khu vực thường tập trung nhiều muỗi. Đợi sau vài giờ, khi mùi tỏi lan ra, muỗi sẽ bị ngộp và bay đi hết.
4.3 Cách đuổi muỗi bằng nhang

Nhang muỗi còn gọi là hương muỗi - một loại nhang chứa thuốc đuổi muỗi, được chế tạo từ nguyên liệu thiên nhiên như bột hoa thủy cúc khô hoặc các hợp chất hóa học, kết hợp với nguyên liệu tạo mùi thơm tự nhiên. Sản phẩm có tạo hình xoắn ốc, khi đốt sẽ cháy chậm từ 7 đến 12 tiếng, trong quá trình cháy tạo làn khói mỏng xua đuổi muỗi.
Khi sử dụng, bạn lấy một khoanh nhang muỗi, đốt đầu nhang nằm ở vòng ngoài cùng rồi gắn vào giá đỡ, đặt trên một chiếc đĩa sứ để tránh tàn nhang rớt xuống nền nhà. Đặt nhang muỗi ở những vị trí thoáng, có gió lưu thông, không đặt trong phòng kín. Ngoài ra, địa điểm đặt nhang không gần những đồ dùng dễ gây hỏa hoạn như giấy, vải, xăng dầu… và tránh xa trẻ nhỏ nghịch ngợm.
Thông thường vào khoảng rạng sáng (4 – 5 giờ) và chập tối (5 – 6 giờ) là thời gian muỗi hoạt động nhiều nhất, do đó bạn nên đốt nhang muỗi trong khoảng thời gian này.
Lưu ý: Cách đuổi muỗi bằng nhang muỗi có thể đuổi muỗi hiệu quả, nhanh chóng, nhưng không tốt cho sức khỏe và dễ khiến trẻ nhỏ bị ảnh hưởng do bỏng hoặc độc hại…
4.4 Cách đuổi muỗi bằng tinh dầu

Tinh dầu không chỉ giúp tinh thần thư giãn mà còn là một phương pháp đuổi muỗi hiệu quả. Hiện nay, các loại tinh dầu đuổi muỗi như dầu oải hương, bạc hà, tràm trà, tinh dầu sả, khuynh diệp chanh thường có nhiều thành phần, trong đó có 1 số hoạt chất có tác dụng đến côn trùng qua mùi, khiến cho chúng cảm thấy khó chịu phải bay đi hoặc không thể phát hiện vật chủ là con người và động vật để chích đốt.
Ngoài việc đốt tinh dầu trong không khí để hạn chế muỗi xâm nhập, bạn có thể bôi chúng trực tiếp lên quần áo để muỗi không dám đến gần bạn.
4.5 Cách đuổi muỗi bằng dầu gió


Dầu gió là một loại tinh dầu bôi ngoài da quen thuộc với mọi gia đình, có nhiều công dụng đa dạng như: trị đau bụng, đau vai, giảm ngứa… Tuy nhiên, dầu gió cũng là một loại thuốc giúp xua đuổi muỗi an toàn và hữu hiệu.
Thành phần chính của dầu gió là các loại tinh dầu chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như bạc hà, khuynh diệp. Theo như nghiên cứu, các loại tinh dầu này có chứa hoạt chất giúp xua đuổi và mùi hương của chúng khiến nhiều loại côn trùng hoảng sợ không dám đến gần, đặc biệt là muỗi.
Bạn có thể nhỏ vài giọt lên cánh quạt, sau đó bật ở chế độ quay đều, mùi hương dầu gió sẽ lan tỏa khắp căn phòng làm cho muỗi sợ và bay đi hết. Tuy nhiên, cách này sẽ làm mùi hương nhanh chóng bay đi mất nên chỉ hữu hiệu trong một thời gian ngắn.
4.6 Cách đuổi muỗi bằng vợt điện


Vợt muỗi sử dụng hệ thống lưới điện được thiết kế có khả năng hút và tiêu diệt muỗi bằng sóng điện cao tầng. Ngoài ra, khe lưới điện cũng được thiết kế cách ly với một lớp bảo vệ riêng biệt với bên ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dù ở nông thôn, thành thị hay bất cứ nơi đâu, bạn cũng nên trang bị cho mình một chiếc vợt muỗi tốt để tiêu diệt muỗi, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cũng như gia đình bạn.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng bạn nên lựa chọn vợt muỗi có chất liệu cao cấp để tránh vỡ, hư hỏng khi vô tình đạp trúng vật dụng, đồ dùng xung quanh.
Vợt điện phải có nhiều lớp lưới đan xen kẽ, khít nhau tạo thành một mạng lưới điện khiến muỗi không thể lọt qua. Vợt muỗi phải có trọng lượng nhẹ, kích thước tay cầm nhỏ gọn.
4.7 Cách đuổi muỗi bằng cửa lưới chống muỗi


Có rất nhiều cách đuổi muỗi được các gia đình áp dụng phổ biến như dùng nhang muỗi, phun thuốc diệt muỗi quanh nhà, dùng vợt hay đèn để bắt muỗi. Tuy nhiên những biện pháp này không có tác dụng lâu dài, tốn kém và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo vừa ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà hiệu quả vừa an toàn cho người sử dụng quý khách hàng nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi.
Sản phẩm cửa lưới chống muỗi với cấu tạo rất đơn giản gồm phần khung cửa và phần lưới chống muỗi. Khung cửa chống muỗi cố định được làm bằng chất liệu nhôm đình hình, bề mặt nhôm được sơn tĩnh điện với màu sắc đa dạng và bên trong chính là loại lưới Inox 304 không rỉ. Độ dày tối thiểu của khung là15mm
Phần lưới chống muỗi được làm từ sợi thủy tinh phủ nhựa hoặc sợi inox 304 có đặc tính bền chắc, chịu được môi trường nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt, chịu được móng vuốt của chó, mèo hay chuột gặm nhấm...
Lưới chống muỗi được liên kết, đan xen lại với nhau nên vừa có khả năng ngăn chặn côn trùng vừa mang theo luồng không khí mát mẻ, lấy được ánh sáng từ bên ngoài vào. Do vậy khi lắp cửa lưới chống muỗi thì ngôi nhà của bạn sẽ không cần tiêu tốn tiền điện cho bật điều hòa nhiệt độ nữa.
4.8 Cách đuổi muỗi bằng nến thơm, sáp thơm


Nến thơm được xem là một trong những phương pháp đuổi muỗi phổ biến, nến thơm có nhiều mùi khác nhau, các mùi được chiết xuất từ những loại cây tự nhiên có tác dụng chống muỗi khá hiệu quả.
Khi sử dụng những chiếc nến thơm đuổi muỗi trong nhà thì nến thơm còn có nhiều những tác dụng khác như nến có khả năng khử mùi thuốc lá, nến khử mùi nhà bếp , nến giúp khử đi mùi hôi của phòng, đặc biệt là khi đặt những chiếc nến thơm trong nhà bếp sẽ giúp xua tan đi mùi của thức ăn khi mới nấu xong.
Sáp thơm là sản phẩm được làm từ sáp nến (parafin) có chứa một số thành phần khác tạo ra hương thơm, kích thích não bộ như Axit béo, dầu mỡ béo, hương liệu tạo mùi thơm được trích xuất từ thiên nhiên như mùi hoa oải hương (Lavender), mùi hoa hồng, mùi cam, chanh, sả,... Khi đốt nến thơm thì các phân tử từ sáp sẽ khuếch tán vào không khí, tạo ra hương thơm ngây ngất, xua đuổi toàn bộ lũ muỗi ra khỏi căn phòng của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng sáp, nến khi không có ai ở nhà vì có thể gây ra cháy nổ.
4.9 Cách đuổi muỗi bằng sả tươi

Sả một nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong ăn uống hoặc làm hương thơm xung quanh được sử dụng trong các hoạt động spa giải trí và lối sống, cũng thường được coi là một giải pháp thay thế kiểm soát côn trùng cho muỗi.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy con muỗi dùng vòi và xúc tu của nó để cảm nhận khí CO2 và các mùi hôi đặc trưng của con người tiết ra. Khi chúng nghe mùi hôi sẽ bám theo, khi sử dụng sả- tinh dầu sả sẽ tạo ra hương thơm thanh mát, dễ chịu tạo đề kháng sức khỏe cho cả gia đình, lại vừa phòng chống muỗi.
Bạn chuẩn bị vài cọng sả tươi, sau đó chỉ cần đập dập để sả tỏa ra hương thơm, và treo lên góc phòng. Đến khi sả khô lại và không còn tỏa ra hương thơm nữa các bạn nên bỏ đi và thay thế vào bó khác nhé.
Tùy diện tích căn phòng mà các bạn cân đối lượng sả như thế nào là đủ nhé, với những bạn nào ở trọ với diện tích phòng cỡ 20m2 thì chỉ cần bó sả khoảng 5 tép sả thôi là đủ sử dụng. Và phải đảm bảo là sả thật là tươi nhé, độ tươi của sả sẽ ảnh hưởng đến mùi thơm của sả sẽ lưu được lâu hay không.
Có rất nhiều phương pháp đơn giản mà hiệu quả để ngăn chặn và tiêu diệt muỗi, bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn nói riêng và gia đình bạn nói chung. Trong đó sử dụng cửa lưới chống muỗi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Hiện này luoihoaphat.vn đang cung cấp rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi để quý khách có thể tham khảo như:
Nếu quý khách hàng muốn biết thêm thông tin về sản phẩm này hay đang có nhu cầu mua sản phẩm thì hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Xem thêm:
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/