Bọ xít mù xanh là loài côn trùng gây hại cho cây trồng. Dịch nước bọt của bọ xít mù xanh có chất độc, khiến cho cây trồng xuất hiện đốm đen, lá biến dạng, cong queo, bông khô, rụng. Tuy nhiên, ngày này người nông dân đã phát hiện ra rằng bọ xít mù xanh là một loài thiên địch giúp người nông dân diệt rầy nâu hại cây rất hiệu quả. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về loài côn trùng này.
1. Bọ xít mù xanh là gì?

Bọ xít mù xanh có tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis, là một loài thuộc nhóm ăn thực vật. Nguồn thức ăn ưa thích của bọ xít mù xanh chính là ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút khô trứng. Mỗi một ngày nó ăn 7-10 trứng hoặc 1-5 bọ rầy.
Đặc điểm của bọ xít mù xanh: Thành trùng có hình ngũ giác, màu xanh lục sáng, dài khoảng 12 mm. Hai bên góc vai có 2 chấm đen nhỏ, râu đầu 5 đốt với 2 đốt cuối màu đỏ nâu và to hơn các đốt chân râu. Bàn chân có 3 đốt, phủ nhiều lông tơ. Thành trùng sống lâu 1-2 tháng.
Bọ xít mù xanh đẻ trứng vào mô thực vật, trứng của nó có hình trụ tròn, màu vàng sáng, chuyển sang màu đỏ trước khi nở. Trứng đẻ thành khối xếp nhiều hàng ở mặt dưới phiến lá. Trứng nở trong vòng 5-7 ngày.
Tập tính của bọ xít mù xanh: Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Con cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hoá trưởng thành 3-4 tuần.
2. Tác hại của bọ xít mù xanh đối với cây trồng

Bọ xít mù xanh gây hại bằng cách dùng kim chích, chích vào mô thực vật non như lá, hoa, bông, trái non để hút dịch. Dịch nước bọt của bọ xít mù xanh có chất độc, khiến vết chích có đốm đen, lá biến dạng, cong queo, bông khô, rụng.
Vết chích của bọ xít mù xanh để lại các vết sẹo, lõm làm trái giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra, vết chích còn tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập nên thiệt hại càng nặng nề.
Bọ xít mù xanh còn gây hại cho lúa. Khi lúa bắt đầu rẽ nhánh sẽ trở thành điểm thu hút đối với loài côn trùng này. Cây lúa bị bọ xít mù xanh chích khi còn non sẽ đẻ nhánh kém, bụi lúa còi cọc. Nếu bị nặng, cây lúa sẽ trở nên khô vàng, kém phát triển khiến hạt lúa bị lép.
3. Các biện pháp tiêu diệt bọ xít mù xanh gây hại
Bọ xít mù xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì vậy khả năng gây hại của nó rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Vì vậy cần phải có biện pháp tiêu diệt nó. Hiện nay có rất nhiều biện pháp có thể tiêu diệt bọ xít mù xanh, cụ thể như:
Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại là ký chủ và nơi đẻ trứng của bọ xít.
+ Gieo trồng với mật độ hợp lý.
+ Nên trồng sớm hoặc đồng loạt, luân canh với các cây khác không cùng ký chủ.
+ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm, có biện pháp tiêu diệt các ổ bọ xít mù xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành.

Biện pháp sinh học:
Pha chế nước tỏi để tiêu diệt bọ xít mù xanh, bởi chúng không thích mùi nồng của tỏi và thường tránh xa nơi có mùi tỏi. Cách thực hiện như sau:
Pha 2 cốc (500ml) nước với 4 thìa cà phê (20 ml) bột tỏi vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên lá cây, bệ cửa sổ và các nơi bọ xít hay lui tới.
Xua đuổi bọ xít mù xanh bằng bạc hà. Hòa 10 giọt dầu bạc hà với 2 cốc (500ml) nước vào bình xịt. Xịt dung dịch trên các lối vào và những nơi bọ xít thường ẩn nấp.
Ngoài ra, bọ xít mù xanh trưởng thành rất thích bả chua ngọt nên có thể làm bả chua ngọt để nhử và tiêu diệt trưởng thành.
Biện pháp hoá học:
Dùng thuốc trừ sâu phun trực tiếp vào nơi bọ xít mù xanh tập trung là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassa 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC, BIAN 40EC hoặc chế phẩm nấm xanh để tiêu diệt và phòng ngừa bọ xít mù xanh.
4. Sử dụng bọ xít mù xanh làm thiên địch tiêu diệt các loài rầy nâu hại cây

Thiên địch là các loài động vật có ích được sử dụng để diệt trừ các loại sinh vật có hại giúp bảo vệ mùa màng. Những loài thiên địch phổ biến mà ta có thể thấy đó là: chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa, cóc, chim sâu, cú, rắn, mèo, nhện, bọ cánh cứng, bọ xít mù xanh,…
Rõ ràng trong các thiên địch hiện nay, bọ xít mù xanh là loài côn trùng có nhiều ưu thế nhất. Chúng là loài săn mồi, chuyên ăn côn trùng, sâu rầy và không hề ăn thực vật. Do đó có thể dễ dàng thả chúng vào môi trường canh tác tự nhiên. Ban đêm các bọ xít mù xanh sẽ đi săn bắt mồi khắp khu vườn giúp cây trái khoẻ mạnh không bị hại và cho năng suất cao hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bọ xít mù xanh. Qua bài viết này, Lưới Hòa Phát mong là bạn có thể hiểu thêm về loài bọ hữu ích này và tận dụng chúng trong nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Để biết thêm các cách tiêu diệt côn trùng có hại, bảo vệ cây trồng các bạn nhớ theo dõi website của chúng tôi hằng ngày nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Email: info@gianphoihoaphat.vn
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/