Bệnh sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt rét.
1. Bệnh sốt rét là gì?

Muỗi là tác nhân lây truyền chính của bệnh sốt rét
Sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium, dễ lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi đốt. Bệnh sốt rét có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm cao và nhanh nên tỷ lệ tử vong do bệnh lý này khá cao, có thể tử vong chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong.
Trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc bệnh sốt rét nhất. Nếu không chữa trị kịp thời có khả năng ảnh hưởng lớn đến tương lai của các em như bị suy giảm thần kinh, nhận thức, động kinh và rối loạn hành vi.
2. Nguyên nhân và con đường gây ra bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra. Theo nghiên cứu, ở người có đến 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này gây bệnh gồm: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi.

Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ (muỗi Anophen, con người) mới có thể tồn tại và phát triển.
Nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét ở người là do muỗi đốt. Mà trung gian truyền bệnh chính là muỗi Anopheles. Trên thế giới có khoảng 422 loài Anopheles nhưng chỉ có khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, trong đó khoảng 40 loài là muỗi truyền bệnh chính. Ở Việt Nam có 15 loài Anopheles truyền bệnh, trong đó có 3 loài truyền bệnh chính là Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus.
Bệnh sốt rét phát triển quanh năm, các tỉnh rừng núi phía Bắc sốt rét phát triển cao nhất vào đầu và cuối mùa mưa. Ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sốt rét phát triển cao trong suốt mùa mưa.
Sau khi muỗi truyền bệnh đốt và hút máu người bệnh có giao bào, giao bào đực và cái sẽ kết hợp trong dạ dày muỗi thành noãn. Noãn chui qua thành dạ dày và tạo thành kén ở mặt ngoài dạ dày, tại đây ký sinh trùng phát triển tạo thành hàng nghìn ký sinh trùng non gọi là thoa trùng. Khi kén vỡ giải phóng thoa trùng, thoa trùng di chuyển lên tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi. Ở nhiệt độ môi trường từ 20-300C, sau 10 ngày, ký sinh trùng hoàn thành chu kỳ phát triển hữu tính trong cơ thể muỗi và có thể truyền bệnh đến khi muỗi chết.
Bệnh sốt rét lây nhiễm qua một con đường duy nhất là đường máu với 4 phương thức lây truyền chủ yếu sau:
+ Lây truyền qua việc bị muỗi đốt: Đây cũng là phương thức chính.
+ Lây từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai.
+ Lây qua truyền máu có chứa ký sinh trùng sốt rét.
+ Do dùng chung bơm kim tiêm dính máu chứa ký sinh trùng sốt rét.
3. Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán khi bị sốt rét
Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét ở Việt Nam được phân chia theo 2 mức độ lâm sàng:
+ Sốt rét thông thường hoặc sốt rét chưa có biến chứng
+ Sốt rét ác tính hoặc sốt rét có biến chứng

Sốt cao là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt rét mà bệnh nhân nào cũng gặp phải
3.1 Dấu hiệu bệnh sốt rét khác nhau tùy theo thể lâm sàng
+ Sốt rét thông thường
Sốt sơ nhiễm: Dạng sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường.
Sốt điển hình: Dạng này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ; Giai đoạn sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, mặt đỏ, da khô, tim đập nhanh, có thể kéo dài đến 3 giờ; Giai đoạn vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, giảm nhức đầu, khát nước, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
Sốt thể cụt: Những cơn sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 - 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nhiều năm.
Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể. Những người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt, sức khỏe ổn định bình thường.
+ Sốt ác tính
Dạng bệnh này gồm có 4 thể:
Thể não: Người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên miên, nhức đầu dữ dội, tiêu chảy không kiểm soát,… đây là những dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não tỷ lệ tử vong cao.
Thể tiêu hóa: Lúc này bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thân nhiệt hạ.
Thể giá lạnh: Thể này người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, da xanh tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh.
Thể gan: Thể này da của người bệnh có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và nước tiểu vàng, có thể buồn nôn hoặc nôn.
3.2 Phương pháp chẩn đoán khi bị sốt rét
Muốn chẩn đoán người bệnh có bị sốt rét hay không cần phải dựa vào các yếu tố sau:
Dịch tế học: Yếu tố này tuy không có giá trị quyết định, nhưng có giá trị gợi ý quan trọng. Trước một bệnh nhân bị sốt cần phải nghĩ đến sốt rét nếu:
+ Mẹ bệnh nhi đã bị bệnh sốt rét hoặc có tiền sử liên quan đến vùng sốt rét.
+ Bệnh nhân đang sống trong vùng sốt rét lưu hành.
+ Bệnh nhân mới từ vùng sốt rét trở về (sống nhiều ngày hoặc chỉ ngủ qua đêm) hoặc ra khỏi vùng sốt rét trong vòng 6 tháng trở lại đây.
+ Bệnh nhân có tiền sử sốt rét trong 6 tháng gần đây hoặc đôi khi lâu hơn như trường hợp tái phát do P.vivax.
+ Bệnh nhân sau truyền máu không rõ xuất xứ máu được truyền hoặc máu chưa được xét nghiệm kí sinh trùng sốt rét.
Lâm sàng: Tùy từng đối tượng bệnh nhân và thể bệnh sốt rét có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Thông thường điển hình dựa vào các triệu chứng:
+ Sốt có chu kỳ, thành cơn: rét, nóng, vã mồ hôi.
+ Gan lách đau, sưng to.
+ Thiếu máu nhanh.
+ Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm; trong đó bạch cầu lympho hơi giảm, bạch cầu đa nhân trung tính tăng tương đối.
Chẩn đoán ký sinh trùng học: Để chẩn đoán ký sinh trùng học, trước đây thường chỉ dựa vào chẩn đoán hình thể ký sinh trùng. Tuy nhiên ngày nay do khoa học kĩ thuật phát triển đặc biệt là các ngành Miễn dịch học và Sinh học phân tử, việc chẩn đoán ký sinh trùng đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chẩn đoán dựa vào phương pháp nhuộm Giemsa - Romanovski: lam máu nhuộm Giemsa được soi dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để tìm ký sinh trùng sốt rét.
+ Phương pháp nhuộm nhanh AO (Acridine Orange) soi kính hiển vi huỳnh quang.
+ Phương pháp QBC soi kính hiển vi huỳnh quang.
+ Các test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic test) dựa trên phương pháp miễn dịch sắc ký phát hiện kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét trong máu.
Cho đến nay, các phương pháp này vẫn được coi là phương pháp chẩn đoán kí sinh trùng sốt rét chính xác nhất.
4. Các đối tượng có khả năng bị bệnh sốt rét

Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh
Bệnh lý này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc:
+ Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì lứa tuổi này không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt do đó lứa tuổi này rất dễ bị muỗi tấn công.
+ Những người đi đến nơi có dịch sốt rét.
+ Những vùng quê khó khăn vì nơi đây điều kiện sinh hoạt ô nhiễm thiếu thốn và ít được tiếp xúc với thông tin truyền thông, nên không biết cách để phòng ngừa bệnh.
+ Những người nghi ngờ mình bị muỗi Anophen đốt nhưng lại không đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
+ Môi trường sống ẩm thấp, ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài muỗi mang mầm bệnh.
5. Cách điều trị bệnh sốt rét
Khi mắc bệnh sốt rét người bệnh tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà, tránh trường hợp lây nhiễm bệnh sang người lành, bên cạnh đó nếu tình trạng bệnh kéo dài, không thuyên giảm sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh.
Đối với bệnh nhân sốt rét bị nhiễm ký sinh Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp Plasmodium falciparum (bệnh nhân sốt rét thể thông thường) phải sử dụng thuốc điều trị, nếu thuốc không đáp ứng hiệu lực mới sử dụng thuốc điều trị thay thế.


Sử dụng thuốc 40mg Dihydroartemisinin + 320mg Piperaquin phosphat điều trị bệnh sốt rét
Sử dụng thuốc điều trị ưu tiên:
Khi bệnh nhân sốt rét nhiễm Plasmodium: người bệnh cần sử dụng thuốc 40mg Dihydroartemisinin + 320mg Piperaquin phosphat: đối với trẻ em dưới 3 tuổi, ngày đầu dùng 1 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1⁄2 viên. Trẻ từ 3-8 tuổi, ngày đầu dùng 2 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1 viên. Tuổi từ 8-15, ngày đầu dùng 3 viên, hai ngày sau mỗi ngày dùng 1,5 viên. Từ 15 trở lên, ngày đầu dùng 4 viên, hai ngày sau mỗi ngày 2 viên. Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc này.
Khi bệnh nhân sốt rét nhiễm phối hợp có Plasmodium falciparum: người bệnh sử dụng thuốc Dihydroartemisinin- Piperaquin phosphat uống 3 ngày kết hợp với Primaquin 0,25 mg base/kg cân nặng dùng trong 14 ngày và điều trị từ ngày đầu tiên.
Khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị ưu tiên không đáp ứng được thì có thể dùng thuốc thay thế. Loại thuốc được dùng có tên là quinine sulfat với liều lượng là 30mg/ kg cân nặng trong 24h, chia đều thuốc uống 3 lần mỗi ngày. Người bệnh uống liên tục trong 7 ngày, kết hợp với thuốc doxyclin với liều lượng 30mg/kg cân nặng trong 24h, chia đều thuốc uống trong 3 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân bị sốt rét biến chứng:
Người nhiễm bệnh tại các thôn bản uống 1 liều thuốc sốt rét phối hợp, đồng thời khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Người nhiễm bệnh điều trị tại các trạm Y tế xã: Cần tiêm ngay Artesunat tĩnh mạch. Trong trường hợp không tiêm được tĩnh mạch thì tiêm bắp. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Trong trường hợp người bệnh đang có hiện tượng co giật hoặc bị sốc, phù phổi cấp thì tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân
Người bệnh điều trị tại bệnh viện: Trong giờ đầu tiêm Artesunat tĩnh mạch 2,4mg/kg cân nặng, sau 24h tiêm nhắc lại 1,2mg/kg cân nặng. Sau đó tiêm mỗi ngày 1 liều 1,2mh/kh cân nặng đến khi người bệnh có thể uống được thì chuyển sang uống thuốc trong 7 ngày.
Nhìn chung, việc sử dụng thuốc trong điều trị sốt rét bác sĩ sẽ có sự cân nhắc về liều lượng trong từng trường hợp cụ thể, dựa trên các triệu chứng, biến chứng của mỗi loại sốt rét.
Xem thêm:
6. Các phương pháp phòng ngừa sốt rét
Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là:
6.1 Tuyên truyền giáo dục về cách phòng tránh sốt rét
Việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về cách phòng tránh bệnh sốt rét tập trung vào những nội dung chính bao gồm:
+ Bệnh sốt rét do muỗi lây lan, do đó cần phải tiêu diệt muỗi và ký sinh trùng gây bệnh.
+ Ngủ mùng, kể cả khi ở nhà, đặc biệt nếu nhà gần nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Mặc quần áo dài vào buổi tối đề phòng muỗi đốt.
+ Người dân nên thực hiện vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh để thoát hết nước, lấp các vũng nước đọng, đậy nắp chum vại, vớt cỏ cây hai bên bờ khe suối để bọ gậy không có nơi trú ẩn.
+ Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sắp xếp đồ đạc, quần áo ngăn nắp, gọn gàng.
+ Dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà, sinh sống ở nơi xa rừng, xa nguồn nước để muỗi không bay vào nhà đốt người.

Lắp cửa lưới chống muỗi
6.2 Hạn chế muỗi đốt phòng bệnh sốt rét
Để hạn chế tối đa nguy cơ bị muỗi đốt, bạn hãy thực hiện những cách phòng tránh dưới đây:
+ Diệt muỗi bằng các biện pháp như phun thuốc xịt muỗi, dùng vợt bắt muỗi, đèn bắt muỗi.
+ Lắp cửa lưới chống muỗi vừa ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi vào nhà vừa an toàn với người sử dụng.
+ Mặc quần áo dài tay, mang vớ chân khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng rẫy.
+ Dùng loại cây có mùi thơm chống muỗi như là sả, húng quế,...
+ Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi để hạn chế muỗi đốt, từ đó có thể phòng chống bệnh sốt rét.
Lưu ý: Khi bị sốt nghi ngờ do muỗi đốt, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sốt rét kịp thời.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về căn bệnh sốt rét để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp cửa lưới chống muỗi phòng bệnh sốt rét, hãy liên hệ trực tiếp đến luoihoaphat.vn, đội ngũ của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT
VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội
Tel: 0969805626 / Phone: 0969 805 626
Website: https://luoihoaphat.vn/
Kết nối Fanpage: https://www.facebook.com/luoichongcontrunghoaphat/